HIỆU LỢI QUYỀN
27 HÀNG NGANG
1935 – 1937
Hiệu Lợi Quyền chuyên bán vải, tơ lụa nằm giữa phố Hàng Ngang tại nhà số 27. Hàng Ngang là một phố cổ của Hà Nội, có từ đời Lê (xem bài Phố Hàng Ngang ngày ấy). Nhà này thuê của một người Hoa kiều.
Nghe nói khi mới mở hiệu, phải quét dọn mấy buổi mới xong vì bụi ngập cao hàng chục cen-ti-mét, do nhà đóng cửa không có người ở đã mấy năm sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20.
Hiệu Lợi Quyền 27 Hàng Ngang |
Logo hiệu Lợi Quyền |
Logo của Lợi Quyền và biểu tượng thành Ba Lê thủ đô nước Pháp đều có con thuyền/con tàu . Dòng chữ FLUCTUAT NEC MERGITUR trên biểu tượng của thành Ba Lê (tạm dịch ý là "dù có bị xô đẩy nhưng không bao giờ chìm"). Một sự liên tưởng của những người sáng lập hiệu Lợi Quyền, và hậu duệ phải chăng muốn noi gương bất khuất của câu khẩu hiệu trên biểu tượng của thành Ba Lê ?
Khẩu hiệu thành Ba Lê (Paris) |
Lúc mới thành lập cửa hiệu bắt đầu dưới hình thức của một công ty cổ phần gồm các ông Nguyễn Như Mậu, Mai Bá Lân, và Vương Xuân Toạ.
Dự định khai trương tháng 8-1935. Để lôi cuốn sự chú ý của khách hàng, các chủ nhân tương lai cho in những tờ rơi : trong đó nhấn mạnh đến các ưu điểm cần có của một hiệu buôn là “buôn bán lành nghề, chuyên về tơ lụa vải” ; độ tin cậy mà khách hàng chờ đợi là “buôn tận gốc, bán rất hạ (giá) và thật thà” ; “tên hiệu Lợi Quyền được nhắc đi nhắc lại nhiều lần” để in sâu trong óc khách hàng khi đọc (trích thư gửi ông Mai Thiệu Thuật ngày 14/7/1935). Ngày khai trương ông Thuật, bạn người cùng quê với ông Lân giỏi nghề bốc thuốc và chữ Hán, có mừng đôi câu đối như sau :
Cẩm tú sơn hà tư hậu Lợi
Kim tiền thời đại trọng thương Quyền
dịch nghĩa là : non sông gấm vóc giúp cho ta mối lợi to /thời đại kim tiền chú trọng việc buôn bán, cái hay của đôi câu đối là đã lồng được tên của hiệu Lợi Quyền như yêu cầu của chủ nhân.
Đã tích luỹ được kinh nghiệm buôn bán từ khi làm việc cho hiệu Phúc Lợi của cụ Trịnh Phúc Lợi, lại là người khéo ngoại giao ô. Mai Bá Lân nhanh chóng trở thành bạn hàng của các hãng buôn lớn nước ngoài lúc bấy giờ. Hãng châu Âu thì có Denis Frères, Optorg, Diethelm, Ogliastro. Ngoài ra còn giao dịch với các cửa hàng lớn như Đức Nguyên (Tak Yune), Chí Xương (Tzi Cheong) của người Hoa ; như Muthurama (Hàng Đào) hiệu ông Sàm (Hàng Ngang) người Ấn độ.
1937 – 1940
Sau hai năm hoạt động đến tháng 02-1937 ô.Nguyễn Như Mậu rút khỏi công ty. Ông Mậu ra mở hiệu Phát Đạt, nhưng đó là việc sau này. Còn ông Mai Bá Lân trở thành chủ nhân chính thức của hiệu Lợi Quyền. Lúc này có cụ Lý (Nguyễn thị Chung), và ô. Vương Xuân Toạ cùng trợ lực
Những năm này nền kinh tế thế giới đã phục hồi. Hiệu Lợi Quyền bây giờ đã trở thành một hiệu buôn lớn. Trong nước địa bàn giao dịch xuyên suốt từ Bắc chí Nam. Hàng của Lợi Quyền bán sang tận Vân Nam, Quảng Châu Văn (Trung Quốc) ; Thakkhet, Vientiane, LuangPrabang (Lào), nhưng hình như không giao dịch nhiều với Cao Miên (Campuchia). Khách mua hàng từ các tỉnh trực tiếp về tận nơi mua hàng, hoặc đặt hàng theo thể thức “lĩnh hoá giao ngân” tức là trả tiền bằng phiếu gửi tiền (mandat) sau khi đã nhận hàng.
Mặt hàng bán ra ngày càng đa dạng. Vải thì có vải nhuộm chàm cho khách các tỉnh Hà Giang, Lào Kay, Yên Báy. Có khi các tỉnh Tây Bắc mua nhiều để rồi lại tiếp tục bán đi các tỉnh từ Hoà Bình đến Phong Thổ, Lai Châu để may trang phục dân tộc. Vải kẻ ô (carô) chủ yếu được người vùng Móng Cáy, Tiên Yên và người gốc Hoa tiêu thụ.
Hàng đặc sản thì có vải nhung (nhung thường, nhung the), vải len may quần áo tây (Dortmeuil ?) chính hiệu nhập từ châu Âu, lụa bombay (Ấn độ hay Pakixtan) lụa tơ tằm Hà Đông may áo dài phụ nữ, lĩnh (lãnh) đen của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long, đũi tơ tằm An đông. Nhưng hình như các đặc sản không phải là thế mạnh của Lợi Quyền mà các loại vải chúc bâu trắng (calicot), vải mộc, vải nhuộm nâu, nhuộm chàm, nhuộm đen mới là mặt hàng chính. Các loại vải này có khi bán trực tiếp, có khi đóng bưu kiện nhỏ hay lớn với số lượng hàng vài, ba chục kiện mỗi ngày. Để đóng gói các kiện hàng đó phải sử dụng đến hàng chục người làm cả ngày có khi tới 1-2 giờ khuya mới xong việc. Chuyên chở thì đã có một đội chuyên môn, gọi là đội bát tê (từ chữ porteur có nghĩa là người mang vác ở các nhà ga, bến tàu gọi trại đi) đứng đầu là bác Duyệt, một trong những cai bát tê nổi tiếng ở Hàng Buồm, dùng xe bò do người kéo. Bác Duyệt chuyên chở hàng cho Lợi Quyền từ những ngày đầu của cửa hàng cho đến khi bác ấy mất. Người con trai tên là Chinh tiếp tục sự nghiệp của bố cho mãi đến 1954 mới thôi.
Đội ngũ phục vụ cũng phát triển cùng với sự lớn mạnh của cửa hàng. Tất cả các vị trong Ban Giám đốc đều tham gia các hoạt động của cửa hàng. Sau này còn có bà Vương thị Lai, phu nhân của ông Mai Bá Lân thường gọi là bà Lân, nhận nhiệm vụ thủ quỹ.
Bán hàng có các ông Khuếch, Ngọ, Đảng, Thạch, Hậu đều cùng quê với ông Lân, Thắng ở Quế Dương, bà Nghĩa là em bà Lân (lúc trẻ thường gọi là cô Tẻo). Ông Ngọ sau một cơn đau bụng cấp đi cấp cứu ở nhà thương Phủ Doãn nhưng không qua khỏi có lẽ do bị thủng dạ dày ? ông Đảng là em họ ông Ngọ còn làm mãi cho đến tận năm 1954.
Ban thư ký lúc đầu và có ông Thuật (thường gọi là ông Chánh Thuật) ; sau này có ông Bật, em vợ ông Thuật, các ông Tuân quê ở Trần Đăng, ông Mùi. Các ông Thuật, Bật, Hậu chỉ làm trong một thời gian ngắn rồi nghỉ không rõ vì sao.
XƯỞNG SẢN XUẤT Ô LỢI QUYỀN
Lợi Quyền trước làm đại lý độc quyền bán ô (dù) cho hãng Diethelm. Cuối những năm 30 do Đại chiến thế giới II lan rộng ở châu Âu, ô của Diethelm nhập về Việt Nam khó bán vì giá thành quá cao. Lúc này Lợi Quyền nghĩ tới việc phải mở xưởng sản xuất ô ở ngay Việt Nam thì mới hạ giá thành được.
Xưởng làm ô đặt ngay tại nhà của ông Mai Bá Lân ở Bưởi (Yên thái). Ngôi nhà này rất rộng, mua lại của ông Sáu Tân người làng Bưởi. Ông Sáu Tân đã bán nhà này để chuyển vào Sài gòn. Ngay cổng vào có một lối đi rộng, ở bên trái là một lớp nhà một tầng có gác sân, dùng làm phòng khách có cửa mở ra con đường chính, chạy từ Cầu Giấy qua chợ Bưởi về đến ngã ba Nhật Tân. Bên trái phòng khách còn có một phòng rộng có thể làm phòng ngủ. Qua lớp nhà ngoài này tới một cái sân rộng có một cái giếng nước khá nhiều và trong, giữa sân giếng có một bể xây nối liền với mặt bằng ở trên trong có đặt núi non bộ ; qua sân giếng, trèo lên một tam cấp thì tới một mặt bằng rộng cao hơn sân giếng khoảng 40-50cm có nhà thờ lợp ngói, có vườn hoa bao quanh bởi các luống cỏ tóc tiên. Trong vườn hoa có trồng một cây doi một cây bưởi và một cây hồng bì. Bên phải của vườn hoa còn có một kiến trúc bằng gạch gọi là “cây hương” để thờ thần. Đi hết vườn hoa thì tới các công trình phụ nối với một khu đất còn để trống rộng khoảng 80-100m2 ở bên phải. Địa hình của ngôi nhà giống như một chữ L lộn ngược.
Nhà này (gọi tắt là nhà Bưởi) là chỗ nghỉ mát khi ở trong phố quá nóng. Khi mở xưởng ô thiết kế cũ của ngôi nhà đã được sửa lại theo yêu cầu của sản xuất. Nhà thờ được sửa lại làm khu văn phòng hành chính, nhà kho. Vườn hoa vẫn được giữ lại. Nhưng các chỗ đất trống được cải tạo và xây dựng thành các phân xưởng để chế tác các bộ phận khác nhau của cái ô. Các chi tiết bằng sắt đều có thể chế được trong xưởng trừ cán ô bằng song, khâu mạ kền phải thuê cơ sở ở ngoài. Phân xưởng cơ khí chiếm toàn bộ khu đất trống đuôi chữ L ngược với hàng chục máy “cóc” đột, dập, mài, đánh bóng để làm các chi tiết của gọng ô. Ngoài ra còn có các phân xưởng khâu may mái ô. Xưởng sử dụng hàng trăm thợ làm việc ; phong cách làm việc đã có dáng dấp của một cơ xưởng chuyên nghiệp. Giờ làm việc được quy định và niêm yết rõ ràng, có báo hiệu bằng đánh kẻng. Nơi cổng vào có một bảng gỗ to có đánh số để người thợ móc tấm thẻ có số hiệu đã quy định cho mình vào đúng số tương ứng để chấm công. Nhớ lúc đó chưa có các hoạt động văn nghệ như các nhà máy bây giờ, nhưng anh em công nhân đã tổ chức một đội bóng đá để đấu giao hữu với các đội khác trong vùng như nhà máy bia Hommel, Sở xe điện Thụy Khuê v…v. Xưởng do ông Tọa, đã học qua Trường Bách nghệ Hà Nội phụ trách .
KỶ NIỆM CỦA MỘT VIỆT KIỀU TẠI PHÁP (1949-1956)
Kính viếng hương hồn những anh chị em nay đã mất.
Mến tặng các anh chị em còn đang hoạt động tại Pháp hoặc đã hồi hương
Tôi còn nhớ mãi lần đầu tiên lại được nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng thân yêu sau những ngày phải sống o ép trong lòng Hà Nội bị tạm chiếm năm 1949. Đó là trong một kỳ cắm trại của đoàn thể Việt kiều tại Baillet, một thị trấn nhỏ xinh xắn vùng phụ cận Paris.
Sáng sớm. Một hồi còi của Ban Phụ trách trại vang lên. Trước lều của mình anh em đã xếp hàng một chỉnh tề chuẩn bị lễ chào cờ. Mỗi lều tập hợp theo từng nhóm địa phương hoặc những nhóm bạn thân. Có nhóm Saint Germain (en Laye), nhóm Saint Sulpice, nhóm Bordeaux-Toulouse v.v..
Quốc kỳ từ từ được kéo lên…
Tiếng hô “Nghiêm. Chuẩn bị chào cờ. Chào” của anh Trương Ngọc Liễu, một trong những người phụ trách trại, vang lên. Mọi người đều đứng nghiêm, mắt hướng về lá quốc kỳ. Anh NNH., người “quản ca” của ban văn nghệ Việt kiều, đã bắt nhịp cho mọi người đồng thanh hát bài Quốc ca. Trên đỉnh cột cao, lá cờ đỏ sao vàng no gió toả rộng rồi tung bay phần phật trong nắng sớm trên nền trời trong vắt buổi đầu Thu. Tự nhiên sống mũi tôi cay sè, mắt tôi nhoà lệ vì cảm động. Hôm nay tôi mới lại được ngắm nhìn thoải mái lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng. Không khí tôi hít thở như trong lành hơn. Tôi có cảm tưởng như mình đang được đứng trên mảnh đất Việt Nam đã được Tự do Độc lập. Lễ chào cờ này đơn sơ nhưng đối với tôi là một kỷ niệm khó quên.
2.TỪ QUẢNG TRƯỜNG NATION ĐẾN
QUẢNG TRƯỜNG BASTILLE
QUẢNG TRƯỜNG BASTILLE
Quảng trường Nation |
Hằng năm nhân Ngày lễ Quốc tế Lao động 1-5 nhân dân lao động Pháp đều tổ chức biểu dương lực lượng. Tại Paris Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp (CGT), Đoàn Liên Hiệp Thanh Niên Cộng Hoà Pháp (UJRF) cùng các tổ chức cánh tả có cuộc diễu hành truyền thống từ Quảng trường Nation đến Bastille. Đoàn thể Việt kiều cũng tham gia cuộc diễu hành với một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn dẫn đầu. Đề phòng cảnh sát, an ninh Pháp có thể gây khó dễ, Ban tổ chức đã bố trí một lực luợng bảo vệ vững chắc. Người được chọn để giương cao lá Quốc kỳ là anh VPNg. một công nhân Việt Nam có thân hình cao lớn. Đi bảo vệ anh Ng. có anh Nguyễn Hữu Còn (Hai Còn) và một vài anh nữa. Mọi người đều rất “đô con” . Các anh được chọn vì ngoại hình to khoẻ, có “võ”, và nhất là vì có quyết tâm bảo vệ lá Quốc kỳ trong bất kỳ tình huống nào. Vì cũng đã từng xảy ra trường hợp Quốc kỳ bị cảnh sát cướp mất. Đi sau Quốc kỳ là các đoàn thể Việt kiều : công nhân, trí thức, sinh viên học sinh, thương gia, đủ mọi lứa tuổi từ cụ già đến em bé tay cầm những lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng giấy.
La Bastille |
Điều đáng cảm động là trên đường đi , đây đó thỉnh thoảng trên một ô cửa sổ nhỏ ta bắt gặp một lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Đó có thể là một gia đình công nhân người Việt, hoặc người Pháp có cảm tình với Việt Nam. Khi gặp các đoàn công nhân Bắc Phi (Algérie, Maroc) các bạn Bắc Phi lại hô vang “Việt Nam, Việt Nam.Việt Nam” , “Hồ…Hồ..Hồ… Hồ Chí Minh” . Đoàn Việt Nam cũng cùng hô các khẩu hiệu tay vẫy tít cờ đỏ sao vàng để đáp lại sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Sự trân trọng đối với lá cờ đỏ sao vàng, lời ca tụng Việt Nam, ca tụng chủ tịch Hồ Chí Minh từ phía các bạn Pháp, Bắc Phi và các bạn quốc tế khác đã nói lên tinh thần Quốc tế vô sản đẹp đẽ. Tinh thần đó đã tiếp thêm sức mạnh cho những Việt kiều yêu nước trong hoạt động ủng hộ kháng chiến chống Pháp ngay trên đất Pháp những năm 50 của thế kỷ trước.
3. ĐÊM MAUBERT - MUTUALITÉ
Ga xe điện ngầm Maubert Mutualité |
Đã mấy hôm nay đài truyền thanh Quốc gia Pháp, đài Paris-Inter , các báo buổi sáng, buổi chiều ngày nào cũng loan tin những trận đánh ác liệt ở biên giới Việt-Trung (tài liệu lịch sử sau này gọi là “Chiến dịch biên giới”). Người ta hồi hộp theo dõi cuộc rút lui đẫm máu của binh đoàn Charton-Lepage trên những con đường đèo núi đá vôi hiểm trở, được mô tả rất sinh động qua các bài viết của các phóng viên chiến trường Lucien Bodard (France-Soir), Robert Guillain (Le Monde) gửi về. Tin Thất khê rồi Đông khê lần lượt rơi vào tay quân đội Việt Nam như những “tiếng sét nổ ra trong bầu trời yên tĩnh”. Vì thế hôm nay bà con Việt kiều nô nức tới họp mặt hy vọng được nghe những “tin chiến sự sốt dẻo” từ bên nhà gửi sang.
Khỏi phải nói niềm kiêu hãnh và sự vui mừng của người Việt Nam ở Pháp là như thế nào ! Tuy nhiên niềm vui phải dồn nén để khỏi làm thương tổn lòng tự ái dân tộc của bạn bè người Pháp.
Một hồi chuông reo báo hiệu khai mạc. Anh Nguyễn Duy Tân (mới mất cuối năm 2010 tại TP.HCM), người dẫn chương trình quen thuộc, giới thiệu nội dung buổi họp gồm hai phần. Phần đầu là tin thời sự nước nhà, phần hai sẽ là một chương trình văn nghệ đặc biệt. Bộ đồ lớn mà anh mặc làm cử toạ lại phỏng đoán sẽ có một điều gì quan trọng sắp xảy ra.
Qua báo chí Pháp, người Việt mới chỉ thấy được tính chất ác liệt của chiến sự. Ở đây diễn giả còn cho cử toạ thấy được tinh thần đoàn kết, gương hy sinh “tất cả cho chiến thắng” của nhân dân và quân đội Việt Nam. Bà con Việt kiều hiểu được ý nghĩa của chiến tranh nhân dân hơn và càng vững lòng tin tưởng ở thắng lợi ngày mai.
Rồi chương trình văn nghệ đặc biệt mà Việt kiều mong đợi cũng đã đến ! Đèn phòng họp mờ dần. Chỉ còn tấm màn nhung đỏ trên sân khấu được chiếu sáng. Sau 3 tiếng gõ cộp cộp quy ước tấm màn nhung từ từ mở rộng. Và kìa anh NNH., giọng ca vàng của Việt kiều, đã bước ra chào khán giả và giới thiệu anh sẽ hát một bài hát nóng hổi tính thời sự, bài “Trường ca Sông Lô” của Văn Cao từ trong nước vừa gửi sang. Anh lịch sự ra dấu giới thiệu người đệm đàn là anh Cao Xuân Toàn ôm một cây accordéon to quá khổ so với tầm vóc của anh. Những hợp âm réo rắt rồi giọng hát trầm hùng của anh H. vang lên. “Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau, núi rừng âm u”…Thu ru bến nắng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói Thu . Nhưng sông Lô đã dậy sóng khi tàu chở quân xâm lược hùng hổ kéo qua. “Sông (Lô) gầm âm vang tiếng trái phá” cùng với “thây giặc trôi ngập bờ”. Tàu giặc đã bị diệt tan, sông Lô trở lại êm đềm “Dòng sông Lô trôi.Dòng sông Lô trôi”. Hai anh H. và Toàn cúi chào trong tiếng vỗ tay kéo dài của khán giả.
Màn nhung vừa khép lại lại mở ra ngay sau đó. Trên sân khấu còn tối đen chợt vang lên lời giới thiệu diễn biến chính của trận đánh Thất Khê – Đông Khê. Khán giả trầm trồ vì giọng “đầm” khá chuẩn của người giới thiệu. Đây là một giọng nói mới. Mấy anh bạn ngồi sau bảo nhau đó là tiếng chị NTCh., con gái BS NVH. một trí thức nổi tiếng, vừa từ Hà Nội sang. “…và đây là cảnh bộ đội ta giải phóng đồn Đông Khê” lời chị Ch. vang vang.
Sân khấu sáng dần trong tiếng tiểu liên nổ giòn cùng những buớc chân chạy rầm rập và tiếng hô xung phong. Bóng những anh bộ đội thoắt ẩn thoắt hiện, lúc bên phải lúc bên trái vừa chạy vừa nổ những tràng tiểu liên rất đanh. Rồi sân khấu lúc này đã sáng trưng nhưng không một bóng người. Một loạt tiếng reo mừng chiến thắng vọng đến từ xa xa. Rồi kìa một tiểu đội chiến sỹ đầu mang mũ lá rộng vành cài lưới nguỵ trang, túi gạo quàng quanh áo trấn thủ rầm rập tiến vào. Đi đầu là một anh bộ đội to cao (anh Đặng Xuân Phong) tay giương cao cờ đỏ sao vàng. Các chiến sỹ vừa đi vừa cất cao lời ca “vào Đông Khê lần đầu tiên trong chiến dịch biên giới…” hoà với tiếng vỗ tay rộn ràng. Khán giả cũng náo nức vỗ tay hoà nhịp. Các chiến sỹ sau khi chạy một vòng quanh sân khấu đã tập hợp theo hàng ngang hai bên người đội trưởng. Lá quốc kỳ trên tay anh đội trưởng lúc này được phất lên, tung bay như reo mừng chiến thắng. Toàn thể khán phòng đều đứng bật dậy. Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay dội lên như sấm. Người ta không còn nghe rõ lời ca. Rất nhiều người miệng cười rạng rỡ mà mắt nhoè vì cảm động.
Ảnh tư liệu : Ban chỉ huy Trung Đoàn 174 trong chiến dịch Đông Khê |
Sân khấu sáng dần trong tiếng tiểu liên nổ giòn cùng những buớc chân chạy rầm rập và tiếng hô xung phong. Bóng những anh bộ đội thoắt ẩn thoắt hiện, lúc bên phải lúc bên trái vừa chạy vừa nổ những tràng tiểu liên rất đanh. Rồi sân khấu lúc này đã sáng trưng nhưng không một bóng người. Một loạt tiếng reo mừng chiến thắng vọng đến từ xa xa. Rồi kìa một tiểu đội chiến sỹ đầu mang mũ lá rộng vành cài lưới nguỵ trang, túi gạo quàng quanh áo trấn thủ rầm rập tiến vào. Đi đầu là một anh bộ đội to cao (anh Đặng Xuân Phong) tay giương cao cờ đỏ sao vàng. Các chiến sỹ vừa đi vừa cất cao lời ca “vào Đông Khê lần đầu tiên trong chiến dịch biên giới…” hoà với tiếng vỗ tay rộn ràng. Khán giả cũng náo nức vỗ tay hoà nhịp. Các chiến sỹ sau khi chạy một vòng quanh sân khấu đã tập hợp theo hàng ngang hai bên người đội trưởng. Lá quốc kỳ trên tay anh đội trưởng lúc này được phất lên, tung bay như reo mừng chiến thắng. Toàn thể khán phòng đều đứng bật dậy. Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay dội lên như sấm. Người ta không còn nghe rõ lời ca. Rất nhiều người miệng cười rạng rỡ mà mắt nhoè vì cảm động.
Phải nói là khán phòng hoan hỉ trong niềm vui không bờ bến…trừ một người từ lúc mọi người đứng dậy hoan hô đến giờ vẫn ngồi im, mặt đỏ lên không phải vì vui mừng mà quai hàm bạnh ra vì tức giận. Người đó là Le Curieux (tên thật hợp với nghề “dòm dỏ” của anh ta) thanh tra cảnh sát quận 5 nổi tiếng, chuyên theo dõi Việt kiều tại Quartier Latin.
Chú thích :
Trước năm 1954 tại những vùng Php còn tạm chiếm tại Việt Nam, cũng như những nơi còn là thuộc địa của Pháp như một số lãnh thổ ở châu Đại dương, việc treo Quốc kỳ Việt Nam là một việc làm nguy hiểm có khi phải đổi bằng mạng sống. Xin được trích những giòng sau từ hồi ký “Từ châu Đại dương trở về Việt Nam” của Đồng Sỹ Hứa, một Việt kiều hoạt động Công đoàn tại Tân Đảo (Nouvelles Hébrides, nay là Vanuatu) và Tân Thế (Nouvelle-Calédonie) từ 1938-1947.
“Tôi tự cho phép mình có những sự tự tiện. Ở bàn giấy cũng như ngoài đường phố chẳng ai nói gì tôi cả khi tôi đeo ở túi áo một huy hiệu đỏ với ngôi sao vàng năm cánh….Ở đây [các mỏ A.S.215, Propect thuộc thị trấn Voh, Tân Thế Nlle Calédonie] chúng tôi được tin có một cuộc xung đột đang xảy ra giữa người Pháp và những người Việt Nam vì người Việt muốn kéo lên không gian quốc kỳ của mình. Khi đến trận địa, chúng tôi chỉ nhìn thấy những người Việt Nam bị thương và một lá cờ Việt Nam bị xé… Ít lâu sau, chúng tôi được biết rằng gần như cùng một thời gian đó, ở La Foa, trên địa phận của ông Delathière, một cuộc kéo cờ Việt Nam đã kết thúc với một người chết. Một đồng bào tên là Bách, bị hạ thủ bằng súng săn, người bắn không được xác định tên tuổi… tôi đề nghị tổ chức lễ chào quốc kỳ và được mọi người đứng lên hoan hô…” sau đó là việc phân công dựng cột cờ, may cờ và may khẩu hiệu, tổ chức đội bảo vệ an ninh [lễ chào cờ] “Ban trật tự với sơ-mi trắng, quần xanh, mũ nồi bátscơ và có thể có cả búa hay cờ-lê-mỏ-lết dắt giữa sơ mi và quần…Luật quốc tế được tôn trọng : quốc kỳ Việt Nam kéo lên không gian với cờ Pháp bên phải , lá cờ Anh bên trái [khi đó Nlle Calédonie còn là condominium do cả Pháp và Anh quản trị]” (Đồng Sỹ Hứa. Từ châu Đại dương trở về Việt Nam. Chương II. Quốc kỳ trang139-149 Nhà Xuất Bản Thuận Hoá-Huế 1997).và chúng ta hãy vui với niềm vui của Việt kiều Tân Đảo “ Ngày 30-6-1946 là ngày vui nhất của anh chị em Việt kiều ở Tân Đảo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp công nhân, chúng tôi đã thực hiện khối đoàn kết toàn thể kiều bào, công nhân, tiểu thương, công chức, lương và giáo, và đoàn kết chặt chẽ với lao động và nhân dân Tân thế giới, với lao động và nhân dân Pháp. Nhờ vậy mà ngày 30-6-1946, chúng tôi đã kéo được cờ lên không gian thị trấn Vila, thủ phủ của quần đảo Tân đảo, trên đảo Vatê, và tuyên bố đoạn tuyệt với cuộc đời nô lệ, bước vào giai đoạn đấu tranh có tổ chức… Cờ đỏ sao vàng kéo lên giữa thành phố Vila đã làm nức lòng mọi người, thêm sức đấu tranh cho mỗi người. Anh em thuỷ thủ ở Tân thế giới hay ở Pháp nói rằng từ ngoài khơi vào,trông thấy cờ đỏ sao vàng phấp phới chính giữa thành phố gây nên cho người công dân Việt Nam ở đất khách quê người, cho người chiến sĩ Cách mạng bốn phương trời một cảm giác lạ thường, vừa kiêu hãnh, vừa tin tưởng….” trích hồi ký “Những ngày tháng tám” (Đồng Sỹ Hứa. Nhà Xuất Bản Văn Học. Hà Nội 1961
4. TRẠI HÈ
Đêm Baillet.
Ngọn lửa trại đỏ hồng đã bùng bùng cháy ở trung tâm sân. Xung quanh, từng nhóm từng nhóm các anh các chị tập hợp theo tổ của mình đang chuyện trò rôm rả. Ban Phụ trách trại lên tiếng chào mừng những người tham dự và tuyên bố đêm liên hoan bắt đầu.
Khai trại là nhóm Hướng đạo sinh ngành Tráng gồm các anh TTQ., anh L. “kiếng”, anh Gấu (L.), chị TC. với màn “Lễ thánh Allah”. Mọi người thán phục anh L. vì các động tác “prière mahométane” rất chuẩn và lời cầu nguyện “Allah chí cao, người sống muôn đời” được các bạn diễn phụ hoạ “như thật”.
Rồi kìa sao trong đêm lửa trại này lại xuất hiện người phụ nữ trong bộ đầm dạ hội trắng hở ngực rất rộng và lưng gần như trần thế kia ?! Trông điệu bộ của cô với đôi mắt đong đưa người ta dễ dàng nhận ra người của giới “chị em ta”. Đưa tay ngoắc đầy ngụ ý cô nói :
- “Hello mon chou, tu viens chéri ?” rồi cô hát tiếp bằng tiếng Việt “Từ khi tôi qua Balê, thấy nhiều cái hay hay ghê ! mỗi nơi một bộ tịch một hạng tiền, nơi hai ba trăm, nơi năm mươi ngàn…”.
Vừa nhún nhẩy đi qua đi lại trình diễn các điệu bộ gợi cảm rất nhà nghề vừa kể vanh vách tên các xóm bán hoa lừng danh ở Paris như Strasbourg-Saint Denis, Madeleine, Champs-Élysées.
- “Hello mon chou, tu viens chéri ?” rồi cô hát tiếp bằng tiếng Việt “Từ khi tôi qua Balê, thấy nhiều cái hay hay ghê ! mỗi nơi một bộ tịch một hạng tiền, nơi hai ba trăm, nơi năm mươi ngàn…”.
Tu viens, chéri ! |
Tiếng vỗ tay, tiếng cười vui vẻ oà lên. Mọi người đã nhận ra anh Cao Xuân Toàn trong vai “cô gái bán hoa” . Đây là màn trá hình “ruột” nổi tiếng của anh mà anh ưa trình diễn trong các lửa trại sau này.
Đọc thơ là tiết mục tiếp theo. Anh BXT. và một anh bạn đọc bài thơ của đêm nay. Thời gian qua đã lâu lắm rồi nên tôi không còn nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Chỉ biết rằng bài thơ nói về những hy sinh thầm lặng và cao cả của một đơn vị bộ đội đi chiến đấu bảo vệ biên cương. “Anh T. nằm lại ở biên giới Việt-Lào, anh M. nằm ở X nơi đất trời không biên giới ! …”. Giọng đọc trầm trầm, run lên và như nghẹn lại vì cảm động ở những đoạn cao trào. Đêm dần khuya. Lửa trại vạc dần, trời se lạnh.
Chia tay về nghỉ trong lòng mọi người còn chưa hết những phút hào hứng quanh lửa trại. Nhưng trong tiềm thức hẳn không khỏi trạnh lòng nghĩ tới những người con anh hùng đất Việt đã hy sinh âm thầm trong khi làm nghĩa vụ cao cả bảo vệ quê hương.
Touraine
Năm nay Ban Phụ trách Việt kiều chọn vùng Touraine, thung lũng sông Loire để dựng trại hè. Là nơi có các con sông Indre, Loire và Cher chảy qua. Vùng này nổi tiếng thế giới với địa danh “các lâu đài vùng sông Loire”. Có thể nói không ngoa rằng vùng sông Loire là nơi “ra ngõ gặp lâu đài”. Ta thử xem như khi đánh vần gọi điện thoại nhé.
- A… như Amboise. Không! Thế thì Azay-le-Rideau vậy.
- B… như Blois.
- C… như Chambord, hoặc như Chaumont, hay Chenonceaux nếu bạn thích.
- V… như Valençay, hay Villandry v…v.
Có lẽ không có đày đủ 36 mẫu tự để bạn lựa tên các lâu đài vùng sông Loire, nhưng các lâu đài kể cả to nhỏ chắc chắn nhiều hơn số ngón tay trên tay bạn.
Đa số các lâu đài này được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI. Nhưng cũng có những lâu đài có từ thế kỷ XI (Chaumont), hay muộn hơn thế kỷ XVI-XVII (Valençay). Dù xây dựng sớm hay muộn các lâu đài này đều được người các đời sau, và cả người đời nay, tu bổ thêm, bảo trì chu đáo để “lâu đài vùng sông Loire” luôn xứng danh là một thắng cảnh đáng tự hào của nước Pháp.
Đối với các bạn trong ngành kiến trúc hay hội hoạ thì buổi tham quan hôm nay thực là một bữa ăn thịnh soạn cho đôi mắt. Chúng ta được chiêm ngưỡng những công trình tiêu biểu của thời Phục hưng (mang ảnh hưởng Ý) ở dạng thuần tuý nhất soi bóng lộng lẫy trên các dòng Loire, Indre và Cher. Ý tưởng “cách mạng” trong xây dựng của tầng lớp quý tộc Pháp đầu thế kỷ XVI là đã biến những kiến trúc mang tính chất phòng thủ của những pháo đài thời Trung cổ thành nơi cư ngụ sang trọng cho các vua chúa Pháp. Như Charles VIII, Louis XII, François đệ nhất, các quý bà Catherine de Médicis, Diane de Poitiers và nhiều nhà quyền quý thế kỷ XVI-XVII đã từng sinh sống tại các lâu đài này.
Nếu có ai hỏi lâu đài nào đẹp nhất trong các lâu đài sông Loire thì thật khó trả lời vì mỗi cái một vẻ, mình lại là dân ngoại đạo. Riêng đối với tôi, tôi thực sự bị ấn tượng bởi Chambord và Chenonceaux.
Chambord vì vẻ hoành tráng của lâu đài với mặt tiền dài 128m, có 440 phòng, 80 cầu thang, 365 ống khói và 500 ha rừng bao quanh. Leonard de Vinci đã được vua François đệ nhất yêu cầu xây cất lâu đài Chambord để chứng tỏ vẻ uy nghi của triều đại của mình mặc dù ông vua này không hề ở đó ngày nào. Còn Chenonceaux có đặc điểm là có dãy nhà cầu 5 nhịp bắc qua suốt chiều ngang sông Cher, và các tháp tròn nhọn đầu thế kỷ XVI.
Lâu đài Chambord |
Lâu đài Chenonceaux với 5 nhịp |
Trên xe bus rong ruổi tiếp tục chuyến tham quan mọi người râm ran bàn tán sôi nổi. Người thì trầm trồ về nội thất cùng những hiện vật tráng lệ, người lại tán thưởng các khu vườn hoa cắt tỉa công phu kiểu Pháp.
Trên đường về trại những con đường nắng ấm vàng xứ Touraine lồng lộng gió. Lòng người phơi phới. Người ta muốn hát lên để biểu lộ niềm vui. Người ta hỏi nhau hát bài gì ? Một giọng đề nghị “Tổng phản công”. Thế là vang lên “Nhân dân ta tiến lên tổng phản công. Mau nắm lấy thời cơ đang đợi ngày về…tiến lên đi cùng nhau diệt thù. Giết không thương, giặc kêu không tha…” Tiếp ngay sau là “Tiến về Hà Nội” với “năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về, như đài hoa đón chào nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh…” Mọi người say sưa ca hát mường tượng như đã hoà mình trong đoàn quân chiến thắng ngày trở lại Thủ đô Hà Nội. Giọng ca còn rền vang cho mãi đến khi xe dừng bánh trong khu trại râm mát tỉnh Tours.
Louviers.
Năm nay trại hè Việt kiều chọn xứ Normandie Thượng. Trong trí tưởng tượng của tôi Normandie gắn liền với hình ảnh những con bò lang to lớn đang cúi mình gặm cỏ mắt lờ đờ dõi theo một đoàn tàu hoả đang phun khói xa xa.
Louviers nơi chúng tôi hạ trại không có cái gì tương tự như vậy. Nó cũng giống như các khu “camp de la jeunesse” khác gồm nhiều căn nhà trệt sáng sủa tiện nghi, một khu đất rộng để có thể dựng lều vải, đốt lửa trại, sân bóng chuyền v…v.
Nay đã là năm 1954. Tại Việt Bắc quê nhà những tin chiến thắng liên tiếp từ mặt trận Điện Biên Phủ bay đến làm nức lòng người Việt xa xứ. Người ta tự nhiên thấy cần gặp mặt những người đồng bào của mình nhiều hơn. Gặp để trao đổi tin tức, để chia xẻ niềm vui, lòng tự hào được là người Việt Nam chiến thắng. Vì vậy các buổi họp mặt, các trại hè Việt kiều cũng đông vui hơn. Và điều đáng mừng là ngày càng nhiều gương mặt trẻ đến tham gia các hoạt động của Việt kiều. Tôi chỉ nhớ tên một số như LHPh. (cháu anh Kh., V.); anh Th. (em chị H.); NĐL., N., H. (em và cháu chị Ng.T MV.), L. U. (người sẽ là trưởng ban Lễ tân của Đoàn Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris sau này) và còn nhiều anh em khác nữa. Đây là một lực lượng hậu bị đáng quý cho phong trào đấu tranh của Việt kiều yêu nước cho hiện tại và tương lai. Thực vậy có ai vào thời điểm đó lại nghĩ rằng cuộc kháng chiến dành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước Việt Nam lại còn kéo dài hơn 20 năm nữa !
Trên sân bóng chuyền đang diễn ra các trận đấu quyết liệt tranh giải Vô địch Louviers 1954. Các đội mạnh như liên quân Bordeaux-Toulouse, Coulommiers-Chartres v…v đã không qua được vòng loại.
Vào chung kết năm nay là đội Saint Germain-en Laye gặp đội Saint Sulpice. Saint Germain-en-Laye (TTTh., ĐCTh., L. (Gấu), PTKh., L. (hàng Bông), có Nguyễn Chí Vĩnh “hột vịt” tăng cường), nhiều lần vô địch các năm trước, là đội có những quả giao bóng và đập sát biên rất lợi hại. Saint Sulpice (ĐXPh., TNL., TNA., TCT., TCV., C.) lại có thế mạnh với tay “chuyền hai” P. để A. với những quả đập như cắm xuống sân hoặc bỏ nhỏ rất thông minh ăn điểm. Hai đội rượt đuổi từng điểm, từng ván đấu. Sân bóng luôn vang dậy tiếng hò reo cổ vũ của các supporter của hai đội. Cuối cùng do kinh nghiệm thi đấu nhiều hơn đội Saint Germain-en-Laye thắng sát nút 3-2 đoạt chức vô địch.
Trận cầu nảy lửa giữa St-G.en Laye và St Sulpice |
Vào chung kết năm nay là đội Saint Germain-en Laye gặp đội Saint Sulpice. Saint Germain-en-Laye (TTTh., ĐCTh., L. (Gấu), PTKh., L. (hàng Bông), có Nguyễn Chí Vĩnh “hột vịt” tăng cường), nhiều lần vô địch các năm trước, là đội có những quả giao bóng và đập sát biên rất lợi hại. Saint Sulpice (ĐXPh., TNL., TNA., TCT., TCV., C.) lại có thế mạnh với tay “chuyền hai” P. để A. với những quả đập như cắm xuống sân hoặc bỏ nhỏ rất thông minh ăn điểm. Hai đội rượt đuổi từng điểm, từng ván đấu. Sân bóng luôn vang dậy tiếng hò reo cổ vũ của các supporter của hai đội. Cuối cùng do kinh nghiệm thi đấu nhiều hơn đội Saint Germain-en-Laye thắng sát nút 3-2 đoạt chức vô địch.
Đêm lửa trại năm nay có nhiều giọng ca mới. Bài “Lửa rừng đêm” do tốp ca nữ gồm các chị TAH, TMPh., NTH., NTC., Y . (?) em các chị AH. MPh. trình bày có lời ca thật thích hợp cho một đêm lửa trại. “Rừng muôn cây xanh cao, âm u ngàn thác lá, dưới bóng ánh trăng sao, ngồi xung quanh phiến đá ta khơi lửa đào. Bập bùng, bập bùng trong đêm thâu…”. Biết đâu trong đêm nay ở một khu rừng nào đó trong chiến khu nước nhà các anh bộ đội ta cũng chả đang ca bài này sau khi công đồn thắng lợi trở về.
Tiếp theo còn nhiều bài hát đương thời được ưa thích tại Pháp được các “danh ca cây nhà lá vườn” biểu diễn với nhiệt tình sôi nổi. Trong đó phải kể đến sự thành công của các bài “La complainte des infidèles” do một bạn ở Marseille hát với giọng ca mượt mà và chuẩn không thua gì ca sỹ Mouloudji ; bài “Le train sifflera trois fois” với lời Việt của anh TNK. một giọng ca mới nổi của Việt kiều và bài “Malaguena” do hai anh NVL (L. râu) và PVD. hợp ca, có những luyến láy đặc trưng rất lạ và dễ thương của dòng nhạc Tây Ban Nha-Nam Mỹ.
Thủ tướng P.M.France |
người mà sẽ nhận chức Thủ tướng Pháp ngày 18 tháng 6 năm 1954. Gần một tháng sau ông sẽ thay mặt nước Cộng hoà Pháp ký bản Hiệp nghị Genève năm 1954 lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Vì những lý do đó trại hè Louviers cũng đáng có một chỗ đáng nhớ trong phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp lắm chứ ?!!.
5.NHỮNG ĐỊA ĐIỂM & NHỮNG SỐ NHÀ
(Hơn 50 đã trôi qua kể từ ngày những sự việc được kể lại trong những trang đã đăng tải trong bài viết này. Quá trình đô thị hóa không dừng lại bất kể ở đâu vì vậy diện mạo các ngôi nhà, đôi khi cả số nhà cũng không còn như xưa. Mong rằng bạn đọc ngày nay có đi qua những nơi đó cũng thông cảm và bỏ qua những lỗi lầm bất khả kháng nếu có. Tác giả rất láy làm cảm tạ)
(Hơn 50 đã trôi qua kể từ ngày những sự việc được kể lại trong những trang đã đăng tải trong bài viết này. Quá trình đô thị hóa không dừng lại bất kể ở đâu vì vậy diện mạo các ngôi nhà, đôi khi cả số nhà cũng không còn như xưa. Mong rằng bạn đọc ngày nay có đi qua những nơi đó cũng thông cảm và bỏ qua những lỗi lầm bất khả kháng nếu có. Tác giả rất láy làm cảm tạ)
Nhà Hội Tương Tế (Maison de la Mutualité)
Nhà Hội Tương Tế là một ngôi nhà thuộc Các Công Đoàn Trung Ương (CGT-FO) tại Paris. Nằm giữa xóm La tinh (Quartier Latin) với sự giao thông thuận tiện, người ta có thể đi đến Nhà Hội Tương Tế bằng xe bus, métro với nhiều trạm đỗ. Gần nhất là trạm bus Place Maubert hay trạm métro Maubert-Mutualité. Cũng vì thế kiều bào ta thường chỉ gọi là Hội trường Maubert-Mutualité hay vắn tắt là Maubert.
Các dịp lễ kỷ niệm lớn hàng năm của Việt Nam như Quốc khánh 2-9, Tết Nguyên đán, các buổi biểu diễn văn nghệ thường được tổ chức tại Maubert. Những cuộc hội họp có đông người Việt như thế thể nào cũng được sự “chăm sóc” đặc biệt của cảnh sát quận 5 (quận sở tại) với sự hiện diện “không mời mà đến” của thanh tra Le Curieux mà kiều bào đã nhẵn mặt.
Khán giả của các buổi biểu diễn tại Maubert chắc khó quên đêm diễn vở kịch thơ “Tây Thi” .
Khán giả tấm tắc khen anh NNH. trong vai Phù Sai đã lột tả được phong thái của một hôn quân phong nhã đa tình; chị NTV. trong vai Tây Thi thể hiện tài tình một cung phi kiều mỵ, tuy đôi chỗ lời ngâm thơ hơi lạc sang giọng “nói lối” cải lương. Đối với nhiều khán giả thì “khám phá” lớn nhất của vở diễn lại là vai Ngũ Tử Tư. Cho đến mãi lúc bỏ hoá trang chào khán giả thì mọi người mới ồ lên kinh ngạc khi biết thủ vai Ngũ Tử Tư lại là một chị (chị Trần Thị Lý. vợ anh Nguyễn Duy Tân). Từ giọng nói, dáng đi, chị đã tái hiện được một vị lão thần trung quân ái quốc hết lòng lo cho nước sắp lâm nguy vì quân vương nghe lời xiểm nịnh, “hai tay run bắn vì tức giận” gian thần Thái tể Bá Hy tham lợi cá nhân mà quên mối lo Câu Tiễn sắp xâm chiếm nước nhà.
11 rue Jean de Beauvais Quận 5 (Paris)
Ngôi nhà này có một vị trí quan trọng trong phong trào đấu tranh của Việt kiều yêu nước những năm 50 của thế kỷ trước.
Hội quán Ái Hữu 11 J.de Beauvais |
Nằm ở cuối một phố nhỏ quận 5, phố này là một phố cụt. Một đầu phố thông ra Boulevard Saint Germain, còn đầu kia tuy nối với phố rue des Écoles nhưng phải đi lên bằng một cầu thang sắt ngắn.
Qua một vòm cổng cũ kỹ, rẽ phải rồi lên lầu 1 bằng một cầu thang cũng già nua như toàn thể ngôi nhà là ta đã bước vào nơi gọi là Phòng họp của Hội Ái Hữu người Việt Nam tại Pháp (Amicale des Annamites en France). Xin được gọi tắt là Ái hữu. Đây là một căn hộ nhỏ có 2 phòng. Phòng ngoài khoảng 12m2 với một bếp và phòng vệ sinh sơ sài. Phòng lớn phía trong có 2 cửa sổ lớn, sức chứa chừng 60-80 chỗ ngồi. Nội thất căn hộ đơn sơ sạch sẽ, không có dụng cụ gì đắt tiền. Trang trí duy nhất là bảng danh sách các danh nhân và anh hùng của lịch sử Việt Nam từ Trưng Trắc, Trưng Nhị đến Hồ Chí Minh. Danh sách này được đắp bằng chữ nổi mầu vàng trên nền nâu đỏ ngay phía trên lò sưởi của phòng họp lớn. Bảng danh sách này đã gây ấn tượng lớn đối với tôi ngay khi nhìn thấy lần đầu. Thật vậy ! không một nơi nào trên đất Pháp mà ta lại nhìn thấy một danh sách nhiều tên người Việt Nam như thế. Mà toàn là những tên người đã làm nên những chiến công hiển hách, chiến thắng mọi thế lực xâm lược ngoại bang. Chỉ một thoáng nhìn mà cả một lịch sử oai hùng phút chốc sống lại trong tâm tưởng, khơi dậy trong lòng ta lòng tự hào dân tộc !
Ái hữu ngày thường là nơi chúng ta có thể đến ăn một tô phở, một bữa cơm Việt Nam đơn giản với giá rẻ và chất lượng tạm được ; hoặc đánh cờ tướng, bóng bàn. Phục vụ cho quán ăn đều là những người tình nguyện không lương. Đứng bếp có tổ phụ nữ (chị MTTr. và nhiều chị khác), những người có tay nghề cao như cụ Ty, bà Hợi (nổi tiếng với các món cháo lòng tiết canh và bánh cuốn) ; phục vụ bàn có anh NL., anh M. (em anh L.) v…v.
Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của Ái hữu là trụ sở, là nơi hội họp của các đoàn thể, các ngành các giới Việt kiều ủng hộ kháng chiến chống Pháp đến liên hệ công tác. Ban Phụ trách chung gồm có các nhà trí thức danh tiếng Phạm Huy Thông (Thạc sỹ sử học, nhà thơ), BS. Nguyễn Khắc Viện, Kỹ sư Trần Thanh Xuân, nhiều anh em công nhân (PV., THD. chồng chị BS. M.), sinh viên-học sinh (HTĐ., NNH., LBCh., NTMV., HHP.) và nhiều anh chị em khác mà tôi không được biết hết.
Các hội nghị quan trọng của các ngành, các giới Việt kiều đều tổ chức tại đây cũng như các liên hoan văn nghệ quy mô nhỏ. Chính tại nơi đây Việt kiều đã nhiều lần được thưởng thức tài nghệ của anh Trần văn Khê, lúc đó hình như chưa chuyên nghiên cứu âm nhạc vì còn đang theo học Sciences-Po, với bài “Em đi chùa Hương” thơ Nguyễn Nhược Pháp lần đầu tiên do chính anh phổ nhạc (…Khăn nhỏ đuôi gà cao, em đeo giải yếm đào, quần lĩnh áo the mới, tay cầm nón quai thao…..Chân đi đôi dép cong…; (một cô gái cổ như thế không thể nào laị đi đôi guốc cao cao được như lời trong bài Em đi chùa Hương cải lương gần đây, thật là lai căng và sống sượng !); bài “C’est mon petit doigt” nhạc Pháp vui nhộn; hay những cuộc biểu diễn nhạc cụ dân tộc mà bà con Việt kiều xa xứ lâu ngày rất tán thưởng. Trong những lần trình diễn “mini” tại Ái Hữu cũng đã phát hiện được nhiều “giọng ca vàng” mới. Nhiều người chắc còn nhớ những giọng ca mượt mà của Phạm Kỳ Nam, TNK., TBP. thời đó. Một số tranh về đề tài Việt Nam của các hoạ sỹ Lê thị Lựu, LBĐ., Trần văn Tuyên, PTNg. cũng được trưng bày tại nơi này. Cũng nên nhớ rằng Lê thị Lựu và LBĐ. là những hoạ sỹ không chỉ nổi tiếng ở Pháp mà còn cả ở châu Âu, Nhật, Mỹ thời đó. Ban Phụ trách Việt kiều có xuất bản một bản tin nội bộ làm phương tiện liên lạc với Việt kiều trên toàn nước Pháp. Không chỉ dừng lại ở chức năng thông tin bản tin của Ái hữu còn có nhiều bài văn, thơ, khảo cứu có giá trị của các tác giả Việt kiều hay trong nước. Giả thử như còn lưu lại đến ngày nay được thì những bản tin của Ái hữu chắc chắn là những tài liệu vô cùng quý giá cho những ai muốn nghiên cứu về lịch sử đấu tranh của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài, cụ thể là ở Pháp.
Ái Hữu còn là nơi giao dịch với bạn bè quốc tế, các cá nhân hay đoàn thể Pháp có cảm tình với cuộc kháng chiến của ta, các anh chị em Việt kiều muốn tham gia các hoạt động của phong trào. Có thể coi nơi đây cái nôi của phong trào Việt kiều ủng hộ kháng chiến chống Pháp. Chính từ cái nôi này mà nhiều anh chị em Việt kiều, đã thành danh trong khoa học, đã có địa vị tại Pháp nhưng do lòng yêu nước đã từ bỏ tất cả để trở về tham gia kháng chiến không ngần ngại khó khăn gian khổ. Trong số những người đầu tiên mà tôi biết có các anh Võ Thế Quang, Nguyễn Hoán, VĐB, LVC., Nguyễn Kim Huê, Phạm Kỳ Nam, HX.. Trước đó và sau đó còn có nhiều anh chị khác mà tôi chưa biết hoặc chưa quen cũng đã về tham gia công tác trong nước.
22 Saint Sulpice Quận 5 (Paris)
Trong những dịp được tham dự các sinh hoạt của Viêt kiều tại Maubert, Ái Hữu, các trại hè tôi luôn luôn được chứng kiến nhiệt tình tham gia các công tác cho phong trào của nhóm gọi là “nhóm Saint Sulpice”.
Phố St Sulpice Q.5 |
Nhà số 22 Saint Sulpice, quận 5 gần ngay Odéon, boulevard Saint Germain là chỗ ở của các anh chị em “nhóm Saint Sulpice”. Nhóm này khá đông và theo tôi còn nhớ thì có các anh NNH., Trương Ngọc Liễu, Đặng Xuân Phong, LBC., Nguyễn Hữu Còn, TNA. ; các chị thì có NTB., UTA., NTNh.. Có thể còn nhiều anh, chị khác mà tôi không biết hay không nhớ hết. Điều đó không quan trọng. Điều đáng nhớ là “nhóm Saint Sulpice” luôn luôn thể hiện tinh thần xung phong gương mẫu, không ngại khó khăn nguy hiểm trong các hoạt động ủng hộ công cuộc kháng chiến chống Pháp trong giới Việt kiều. Nhiều anh chị sau này đã trở thành những cán bộ tốt trong phong trào Việt kiều (LBC.) hay tại nước nhà (Đặng Xuân Phong, Trương Ngọc Liễu, NNH.).
Một nhóm anh chị em, tạm gọi là “nhóm Tournelles”, từ lâu muốn kiếm một nơi vừa làm chỗ ở vừa là nơi làm việc. Sau nhiều ngày tìm kiếm chúng tôi tìm được một căn hộ vừa ý tại quận 4. Tournelles là một phố nhỏ yên tĩnh, cách quảng trường Bastille không xa, nằm sau Boulevard Richard Lenoir . Căn hộ này chiếm toàn bộ 1 tầng lầu, có nhiều ưu điểm là có nhiều phòng riêng cho nam nữ, có phòng khách rộng (có thể làm phòng họp khi cần), có bếp gaz, điện, nước nóng lạnh, téléphone, thang máy. Ngoài ra lại có 1 chambre de bonne ở tầng sát mái và hầm chứa đồ ở dưới đất (cave), đây là một thuận lợi sẽ nói sau này. Về mặt giao thông cũng rất thuận tiện vì gần các trạm métro, bus ; sang xóm Latinh, Ái hữu, phòng họp Maubert đều rất gần chỉ 10 phút đi xe bus.
Chủ nhà chắc thuộc tầng lớp phong lưu. Vì trong nhà có tường bọc gấm, sàn gỗ lát hoa văn trang trí được đánh xi bóng. Ngoài ra còn có 2 đàn piano còn dùng được, đồ gỗ quí, đèn chùm (lustre) và một số tranh sơn dầu khổ lớn. Chỉ cần mua sắm thêm một ít đồ dùng hàng ngày là có thể dọn đến ở ngay. Khó khăn duy nhất là chủ nhà đòi một số tiền đặt cọc khá lớn so với túi tiền của chúng tôi ngày đó (200.000 Fr thời điểm 1952). Giải pháp tạm thời là tôi đồng ý sẽ tạm ứng số tiền đó (đây là số tiền gia đình tôi gửi cho mấy anh em tôi dành để mua nhà) rồi các bạn trong nhóm sẽ trả sau.
Khác với nhóm Saint Sulpice gồm toàn các anh, chị miền Nam, nhóm Tournelles lúc đầu phần lớn gốc Bắc sau đó có bổ sung nhiều anh chị miền Nam. Đầu tiên trong nhóm có các chị MV., Ch., M. (S.); nam thì có TNK., Cao Xuân Toàn, S. (Tr.). Sau đó còn có nhiều người nữa như chị H. (H.), PVD., NVL., vợ chồng anh Nguyễn Duy Tân. v…v.
Căn nhà Tournelles có thể coi như một trụ sở dự bị cho phòng họp Ái hữu. Ban văn nghệ của Việt kiều thường họp tại đây tập dượt trước cho các buổi trình diễn tại Maubert. Lúc thì tập hợp xướng, lúc thì tập các ca cảnh “ngày mùa vui thôn trang….gánh thóc về, gánh thóc về…”. Bài hát “Cho tôi sống lại một ngày” ca tụng những ý chí tự do dân chủ tương đồng giữa Cách mạng 14-7-1789 của Pháp với Cách mạng 19-8-1945 của Việt Nam “cũng như anh tôi mang hồn tháng 7 làm hồn tháng 8,… không muốn mãi ở trong vòng trói buộc, không muốn mãi ở trong vòng nhơ nhuốc, không muốn mãi ở trong vòng ngàn năm u tối cũng như anh, tôi không muốn sống đoạ đày” đã được anh K. cùng các bạn khác tập rất say sưa. Những buổi tập có khi có tới gần 20 người, hát hò, nhảy múa kéo dài tới gần 12 giờ đêm. Nhưng may là các nhà “hàng xóm” không khi nào phàn nàn vì sự ồn ào khuya khoắt của chúng tôi. Có một chi tiết lý thú. Chắc mọi người còn nhớ là các bà concierge già ở Pháp thường là khó tính. Bà concierge nhà chúng tôi cũng đã nhiều tuổi lại có cái tên là Madame Renard. Tuy vậy bà “không có tính tò mò của một con cáo”, không hề dò xét việc làm của chúng tôi mặc dù số người ra vào khá đông, giờ đi về khuya khoắt. Cho đến khi tôi rời khỏi Tournelles (tháng 7-1956) nhà chúng tôi chưa bao giờ bị cảnh sát thăm hỏi do hàng xóm hay bà concierge khiếu nại. Căn hầm và gian chambre de bonne cũng là nơi thuận lợi để cất giấu tài liệu trong một số trường hợp cần thiết.
Nhà Tournelles, theo tôi hiểu, đôi khi còn là nơi họp bất thường của Ban lãnh đạo Việt kiều khi không thể họp ở Ái hữu. Vì các vị lãnh đạo Ban Việt kiều như BS.Nguyễn Khắc Viện, KS.Trần Thanh Xuân, hay các anh phụ trách Việt kiều ở các tỉnh DQT (Bordeaux), Nguyễn Công Chánh (Grenoble), Nguyễn Mỹ Điền (London), mới mất năm 2010, cũng thuờng ghé qua để gặp gỡ trao đổi công việc.
Rất nhiều hoạt động của Việt kiều đã được thực hiện trong căn nhà này. Bản tin nội bộ của Việt kiều phát hành trong toàn nước Pháp với số lượng hàng trăm bản được vô bao thư và viết địa chỉ cũng được chuẩn bị tại đây. Sau đó anh em trong nhóm mang đi bỏ vô các trạm bưu điện của các quận nội thành Paris. Chúng tôi đã thuộc lòng những trạm nào lớn, thời gian nào vắng người lui tới vì số lượng thư cần gửi có khi tới hàng trăm cho một bưu cục. Có lần chúng tôi đang trút một túi lớn có hàng trăm thư vào thùng bỗng nghe tiếng la oai oái vì nhân viên bưu cục đang mở hòm thư phía trong bị cả đống thư rơi trúng đầu.
Chúng tôi sống trong căn nhà 20 Tournelles rất thân ái, vì vừa là đồng chí, vừa là đồng hương. Vì là một căn hộ riêng nên chúng tôi có thể tổ chức những bữa liên hoan nhỏ mang đậm nét gia đình khi có điều kiện. Căn hộ riêng còn rất thuận lợi cho một vài anh chị có con nhỏ như cặp Tân-Lý, S-N. Chúng tôi có lần còn “khám phá” được mấy cân miến tàu cùng 1-2kg thịt chà bông của người ở trước bỏ quên. Thế là những anh chị em nào làm việc khuya lại tha hồ nấu miến với thịt chà bông để bồi dưỡng.
Năm tháng đã qua đi nhưng chắc rằng những kỷ niệm mà các anh chị em đã từng chia bùi xẻ ngọt, cùng nhau học tập và làm một số công tác đóng góp cho phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp những năm 50 của thế kỷ trước dưới mái ấm của căn nhà 20 rue des Tournelles sẽ còn đọng lại trong tiềm thức của nhiều người.
THAY CHO LỜI KẾT
Tôi không phải là một nhà văn, và cũng không có ý định sau này sẽ viết hồi ký, nên không có thói quen ghi nhật ký. Vì thế bây giờ muốn tái hiện những kỷ niệm, đối với tôi là có ý nghĩa đặc biệt, đã gặp nhiều khó khăn do sự việc xảy ra đã quá lâu. Nhiều gương mặt, tên tuổi của các cụ, các bác, các anh chị Việt kiều thời đó tôi chỉ còn nhớ mang máng.
Bài báo nhỏ này chỉ là “gợi nhớ” để các anh, chị Việt kiều nhớ lại những kỷ niệm của một thời kỳ mà mọi người đã hăng hái đóng góp hết tuổi thanh xuân của mình cho phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Rất mong các anh, các chị sẽ bổ sung để vẽ lại toàn bộ bức tranh các hoạt động của Việt kiều chúng ta thời gian đó một cách đầy đủ hơn.
Các sự việc, con người nêu ra trong bài báo đều có thật, tuy trật tự thời gian có thể thay đổi ít nhiều. Tôi rất tiếc, và thành thật xin lỗi, là đã không nêu được nhiều sự việc hơn, không nêu được nhiều tên các anh, chị Việt kiều hơn của những người đã tận tuỵ làm việc cho phong trào một cách thầm lặng. Đây không phải là do cố ý mà chỉ vì không được biết hoặc do trí nhớ đã suy giảm. Rất mong các anh chị lượng tình tha thứ.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2004
MAI SINH (MAI THẾ TRẠCH)
đăng lại tháng 4 năm 2011.
đăng lại tháng 4 năm 2011.
NHẬT KÝ ĐƯỜNG XA
Mai Thế Đức (Paris)
Lời nói đầu :
Hằng năm vợ chồng tôi thường đi thăm con trai , một hay hai lần tại Tây Ba Nha.
Hắn làm việc cho một hãng Pháp tại tỉnh B, làng V, cách thủ đô Madrid độ 150 km phía Tây/Nam.
Công việc, theo hắn , thì bề-bộn , căng thẳng , không hấp dẫn lắm. Hắn ở, với gia đình -vợ ,3 con-, trong một xóm vắng vẻ, xa chỗ làm độ 20 cây số ( muốn ra tỉnh phải lấy xe hay xe buýt công cộng) ,giữa những biệt thự dính liền ,cùng mẫu ,giống nhau ; cạnh một rừng thông ,vây quanh bởi những khu đất trống trải dành cho xây cất sau này(?),gần những xa lộ ồn ào.
Có những hàng cột dẫn điện nối nhau ,sừng sộ , phũ phàng .Phong cảnh coi ra vắng vẻ ,nhàm chán. Như vậy đến đây làm gì ? Chắc có người hỏi như thế ? Thưa rằng :
-mới đầu , khi lập gia-đình , các cháu cũng có cần sự hiện diện của Ông Bà ( nhất là Bà!), về chuyện trông nom trẻ nhỏ ; dần dần , thành thói quen ,trẻ lớn: không đi thì cũng được , nhưng nhớ gia-đình con cháu ( nhất là Bà !) và nhân đã về hưu,nhiều thì giờ, nên đi thăm như đi chợ...!
Nhưng tất cả không phải chỉ là buồn chán : cái hấp dẫn tại nơi này, có chăng, cũng là do cách đối xử giữa người cùng làng xóm với nhau -và rộng ra- đối với cả người ngoại quốc.
Thật vậy : sự tiếp đãi rất là vồn vã và nhiệt tình :
-Ở đây ai ai hình như cũng quen biết nhau : gặp nhau , họ luôn luôn chào hỏi.Một câu nói , một dấu hiệu bằng tay, hay gọi giây nói , gửi điện thư, luôn luôn... Trong tuần ,họ thường xuyên đến thăm nhau, phần nhiều chiều tối , sau giờ làm về.Nhà cửa , suốt ngày cổng ra vào mở ,không khóa . Một đêm , con tôi quên đóng cửa chỗ đậu xe ; sáng ra cũng chẳng thấy mất mát gì cả.
Trẻ con đi học về , nếu bố mẹ không có nhà, thì sang chơi tại nhà bên cạnh mãi tới chiều tối, sau bố mẹ đến đón về; Nếu cần phải đi đâu xa , người ta gửi chìa khóa hàng xóm ; có khi cả tuần mới đến lấy. Những ngày sinh-nhật cho trẻ em cũng là những dịp gặp gỡ cho người lớn thường xuyên.
Cuối tháng có những buổi họp văn nghệ giữa người cùng xóm : hoặc hoạt động thể thao vv;
Con tôi cũng tình nguyện một vai trò có trách nhiệm tập thể.
Những nhận xét trên , chắc ở xứ mình trước đây là thường , nhưng , tại Âu Châu , vào thời buổi này:thì thật hiếm...Hiếm nữa là những điều xẩy ra trong thời gian ngắn ngủi mà tôi được chứng kiến như sau :
Trạm xe giữa nơi trống vắng |
Một buổi sáng trong lành tại một làng quê Tây Ba Nha (từ 7g30 đến 11gg30)
7g30 : thức giậy , có ý định muốn lấy xe buýt ra tỉnh , tham quan và nhân thể mua bán lặt vặt.
Các con , trai và dâu ,đã chia nhau đưa trẻ nhỏ đi học và tới nhà trẻ .
8g15 : sau khi ăn sáng qua loa , chúng tôi đi bộ tới trạm xe , cách nhà chừng 10 phút..
Người đầu tiên gặp là một ông già , gần 80 tuổi . Sáng nào cũng đi bộ cùng con chó ốm yếu , trung thành. Cụ thường lấy buýt vào giò này sang làng bên cạnh . Cụ lấy xe 2 lần/1 ngày -đi và về đúng vào giờ xe. Sau khi trò chuyện ( Ông nói một mình thì đúng hơn), chúng tôi cùng đi đến trạm xe. Đúng ra là mọt lều sắt--mái tôn và có cửa kính bao vây quanh 3 chiều- được dựng lên chơ vơ giữa đồng , cạnh đường cái xe đi.(xem ảnh)
8g35 :một xe buyt nhỏ , độ 20 chỗ ngồi, của cong ty Empresa Carrero..SA , ở xa từ từ đến .
Một bà lái xe ngó đầu ra , tươi cười chào hỏi chúng tôi. Bà vẫn nhớ chúng tôi vì ở xóm này ít gặp người ngoại quốc , nhất là người Á-Đông , mà bà đã gặp năm trước rồi.
Trời còn lạnh , bà mời tất cả chúng tôi vào xe ; còn bà thì chưa vào vội vì còn sớm và nhất là bà muốn... hút thước (cấm ở trong xe).
8g40 :bà lái sửa soạn chuyển động , sau khi một số hành khách – quen thuộc với bà- đã lên xe :
- một bà còn trẻ , lên xe với một con trai nhỏ, sau khi gấp cái xe đẩy trẻ. Thằng bé coi vậy mà rất lém, nó nói chuyện xouen xoét , trèo lên chỗ bà lái xe để nghịch với tay lái.Bà này cũng cười , để yên , chiều nó.
_một bà cụ già đưa 2 cháu , một trai nhỏ tóc vàng và chị no'(mặc mầu đỏ) đi học ở làng bên cạnh.Cô bé kéo theo một va li mầu hồng đầy sách . Trẻ con ở đây không được phép mang sách trên lưng vì quá nặng., nên phải kéo.
-Một bà nữa , có vẻ quen biết với người đàn bà có con trai đã nói.
-sau cùng là chúng tôi và ông lão.Hôm nay cụ đưa con cho' sang làng bên khám bệnh.Dĩ nhiên là buộc mõm nó cẩn thận.
-bà đợi vài phút nữa , trong khi nhạc radio reo lớn.
8g45 đúng :xe chạy sau khi cửa tự động bị khóa.
...
Từ 8g46 phút đến 9g19 :
xe lần lượt đưa các khách hàng qua những đường nhỏ đến xa lộ , to lớn, ồn ào ; rồi tiến vào các làng khác lân cận.Xe ngừng có đến ngót 10 chạng trước khi đến bến xe đò chính ,có nhiều xe khác.
Thời gian ở trong xe :
tất cả có 19 chỗ ngồi , hai mươi kể cả người lái.
-bên trái , nhìn về phía trước , có 2 hàng ghế liền nhau , có giây lưng an toàn, ai cũng phải buộc.
-rồi đến lối điở giữa,
-bên phải chỉ có 1 hàng ghế.
Trên đầu mỗi người có loa phóng âm ,ra đi ô ầm ỹ, đèn để xem sách riêng cho mỗi người , một màn tivi sony cho tất cả đặt ngay sau lưng người lái phía trên cao , hơn đầu người..
-cạnh bà này : có máy an toàn chữa lửa , hộp kính đựng 1 búa sắt phòng khi xẩy tai nạn mà phải đập kính để ra, và ( buồn cười) một thùng gia'c bé, chắc là bà tài đặt thêm cho khách hàng dùng (?)
về phía hành khách :
_ông già và con chó xuống ngay ở chặng đầu. Ông đi bộ rất giỏi , nhưng muốn lấy xe vì tự cho « có bổn phận phải khuyến khích hãng xe đò » (nếu không : ông sợ ít khách , ãng xe sẽ bỏ tuyến đi tỉnh-làng này ! ) , và cũng vì hôm nay phải đưa con chó đi khám bệnh;
-cô bé chào chúng tôi ,không sợ sệt gì cả, và khoe cho xem con búp bê bằng len;
_cậu bé cho nhà tôi một viên kẹo dưới đôi mắt trìu mến của cụ già bà ngồi ghế cạnh đấy;
-người đàn bà ở phía sau nói rất lớn : thì ra bà nói chuyện với bà tài xế (!) . Bà này tuy tay vẫn lái nhưng thật ra vẫn quay lại nói chuyện .Như vậy tiếng động khá nhiều : tiếng ra đi ô ( mà chẳng ai nghe, người nói điện thoại, các bà nói chuyện với nhau, người ta chào nhau khi lên xuống...
- một ông mới lên đã chào chúng tôi bằng tiếng Nhật « Kon ni Chi Aua « (?)
9g20:
xe đến nơi , mọi người tuần tự xuống , sau khi đã vui vẻ từ biệt nhau.
9g30 : chúng tôi ra khỏi trạm xe , sau khi đã ghé thăm chỗ vệ sinh . Tôi đếm thấy – một trạm ngừng xe nhỏ - mà có đến hơn 20 chục bồn đi tiểu cho đàn ông . Bên các bà thì vợ tôi nói là rất sạch sẽ.
9g35:
Đi qua một cửa hàng bán thực phẩm, chúng tôi ghé vào mua it rau , quả và vài khuc ca tươi'. Bà bán cá vui vẻ cát cá, đánh vẩy , moi ruột , và từ chối tiền thưởng của chúng tôi. Bà nói « đây là bổn phận của bà ». Các quầy bán hoa quả đều có găng tay bằng ny long để che trở cho khách hàng (!).
Sau đó , bọn tôi gửi hàng lại , để lát nữa , khi về đi qua sẽ lấy để lên xe.OK , no problema (!)
9g48: vẫn chưa đến giờ mở cửa nhà siêu thị muốn vào , nên chúng tôi vào dùng tạm cà phê tại một tiệm gần đấy.Nói là « « dùng tạm » , nhưng bữa điểm tâm cũng rất thịnh soạn : có cả nước cam vắt ( cho không) , bánh xừng bò , cà-phê nâu nóng , không thua chỗ khác.Ở đây có đủ thức ăn mặn , ngọt. Thấy tôi nhìn mình đương ăn món khoai tây , trứng và thịt heo khô nướng , một ông liền cắt một khúc thịt mời tôi ăn (!). Một bà khác hỏi thăm chúng tôi bằng Anh ngữ ,ở đâu tới và chúc được thời gian tốt trong khi đi du lịch
10g đúng : siêu thị El Corte Inglès mở cửa.
Chúng tôi chia nhau đi mua hàng : vợ tôi vào một cửa hàng gần đấy , còn tôi thì vào siêu thị này.
Sau khi hỏi quầy hàng dành cho các đồ Thể Thao , cô chiêu đãi viên -tươi cười, lễ phép- chỉ cho từng thứ tư. Ở đây , Người phụ trách tuy không hiểu tiếng Anh , nhưng đã nhờ một nữ đồng nghiệp trẻ tiếp đãi và sau khi hiểu điều tôi muốn ( mua một túi -độ 1,50m- để đựng cần câu !) , ông ta giở ra không biết bao nhiêu là kiểu túi đủ các cỡ cho trọn.Tôi lựa hai túi vừa ý ,và khi trả tiền thì ông cười và bảo là « biếu không » cho tôi (!) . Tại sao vậy? Chiều khách ? Hàng cũng không đáng giá ba nhiêu ? Tôi cũng không biết , chỉ kịp cám ơn để đi gặp bà vợ đang mua giầy ở một cửa hiệu gần dấy, trước mặt , đường bên kia.
Tại tiệm này , một cảnh tượng náo nhiệt khác xẩy ra : vọ tôi đứng giữa một đống giầy đủ mầu , đủ kiểu , không biết chọn đôi nào ? Tôi phàn nàn là sao lựa nhiều như vậy thì bà xã cam đoan là chỉ hỏi một đôi giầy , nhưng họ mang ra nhiều vậy ; lấy hay không cũng không sao !
10g45 : đi qua tiệm bán thực phẩm hồi nãy ,lấy quả và cá, rồi mau mau ra bến để lấy xe đò về.
11g đúng , xe chạy; Lúc về cũng một không khí tương tự như vậy . Trong vui vẻ ,thân mật.
11g 25 :
Có khác chăng chỉ là khi đến gần bến xe làng con tôi ở, bà lái có nhã ý là đưa chúng tôi về tận nhà, vì bà bảo là bà đã hết giờ phục vụ sáng nay. Chúng tôi chỉ biết cám ơn nhã ý của bà.
11g30 : khi chia tay , bà còn chúc chúng tôi ra đi bình an và hẹn năm tới.
Đây là một thời gian tươi đẹp ,có ý nghĩa , cho phép tôi kết luận như sau :
Tây Ba Nha là một trong những nước hiện đang có vấn đề kinh tế ( đến nỗi có thể sắp bị « phá sản » , sau Hy Lạp , hay Aí Nhĩ Lan , Bồ Đào Nha ,...) ở Âu Châu.
Còn về công ăn , việc làm, cũng không đầy đủ cho mọi người. Co' đến hơn 20 % người thất nghiệp ( giới trẻ từ 25 đến 40 tuổi , thành phần ưu tú của xứ sở ), đời sóng khó khăn , đời sống vất vả;
Đảng cầm quyền , vừa mất đa số trong quốc hội ( vì tổng tuyển cử toàn quốc năm nay),..
Nhiều biểu tình phản đối lung tung hiện giờ .Nói chung tình hình phức tạp.khốn đốn...
Vậy mà dân tình (mọt tỉnh nhỏ, một chuyến xe nhỏ ,một thời gian nhỏ...) còn có được một trình độ văn hóa cao như vây ( tình thân ái ,đối xử với nhau tử tế, theo luật pháp công dân, lịch thiệp với người ngoại quốc...) thì thật đáng mừng và đáng kính trọng . Tây Ba Nha là một nước văn minh;
khiến tôi khâm phục sau Nhật Bản.
Mùa Xuân 2011
Mai Thế Trạch nói : chắc các nhân viên phục vụ này đã quán triệt câu "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" của Việt Nam. Hehe
Mai Thế Trạch nói : chắc các nhân viên phục vụ này đã quán triệt câu "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" của Việt Nam. Hehe
Trả lờiXóa