TẠP BÚT



Bỏ đi  Tất  Cả

Tác giả cùng vợ và cháu nội

Trước sau rồi cũng ra di,
Tiếc thương , lưu luyến làm chi cuộc đời ?

Tôi đã bán đi chiếc xe hơi
Với nhiều mã lực , dáng tuyệt vời ,
(niềm ham, ghen, muốn bao nguời khác
Cho tới ngày nay) : chẳng muốn chơi.

Tôi đã cho đi đến cả 100
Các chồng sách cũ thủa xa xăm
Những tài liệu quí gom góp lại
(Mua , nhận , hay quên-trả )nhiều năm

Tôi đã đốt đi những tấm hình ,
Các cô bạn gái lúc tuổi  xanh.
 (Tình yêu chỉ đẹp trong di vãng
 Hay ở trong đầu ,lúc mới tinh).
Tôi đã đi những   bức thư
 Góp gom tích  trữ , lúc vô tư
Vui , buồn ,hờn giận hay đáng giá
 Những lưu-niệm  cũ ,  thật hay hư  ?

Tôi muốn lánh xa cả mọi bên
 Bạn bè thân thuộc , các ngừơi quen
Quên đi tên gọi , quên  địa chỉ
Những người gặp gỡ lúc thanh niên

Tôi đã phá ngang những  công trình ,
Những đồ-án cũ , những mô-hình
Những điều dự định , nhiều ảo-ảnh
Đã, với thời gian , tạo nên hình
Tôi đã diệt tan những ước mơ
 Những niềm mong-muốn lúc còn thơ,
  “Địa Ngục chứa đầy  nhiều Thiện-chí” 
 Ấm no , Hạnh Phúc : thực hay mơ ?

 Tôi cô’ quên đi những oán thù
 Những điều yêu , ghét , những âm-u
Cần ra ánh sáng , cần giải quyêt …
 Để được  trở thành một…thầy tu (!)

Tôi đã sang tên cả căn nhà
-Định khi làm việc, ở đến già-
Cho con , cho cháu  theo luật pháp
 Có quyền được hưởng, đủ giấy tờ,
Tôi đã hết tin ở Thánh-Thần,
Ở bao Đạo-Lý , ở Siêu Nhân
Bao Anh Hùng nữa , baoThuyết Lý, 
Để tự tin TÔI , Một Tấm Thân.........

Tôi muô'n trước khi buông hai tay
Bỏ đi hêt cả : những đắng cay
Những buồn, đau đớn, hay vui suớng ,
Đã đến với tôi cuộc đời này.

 Paris  mùa Xuân 2003

Chú Thích

   Một bài thơ tuyệt vọng ?...Một di chúc , có tính cách tự  hủy ?
Không , tôi kết luận  bài thơ này , sau nhiều nhận xét , học hỏi, như một nhân sinh quan về :

 (thời gian cuộc sống):
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
                                Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”
(tuổi già)
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già;
Tuổi không già, tâm già, thế là không già mà già.
Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già. (kinh nghiệm)
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy,
   (tiền tài,-danh vọng ) :
...trông lên thì chẳng bằng ai ; nhưng nhìn xuống , cũng thấy có hơn người khác thật...
Như vậy phải nói đến tiền bạc: già đời rồi mà cũng không nói được là giầu. Cái đó vô biên.
Trong khi làm việc ,cũng có cơ hội làm giầu mà không làm được , cũng có nhiều lẽ :
1) không biết làm giầu ( thiếu khả năng , cơ hội)
2) không dám làm giầu : tính tình nhút nhát ; hoặc bị một «thứ gì»( luật pháp , lương tâm , đạo
đức) ngăn cản . Nghĩ cũng lạ , luân lý của các Cụ dạy : «  phải tốt với mọi người «  , ít khi bảo
« nên xấu với mọi người (để được lợi) ! » Những người giầu sang , phần nhiều gian dảo!
Thì thôi vậy , vì « Tiền không phải là tất cả, tuy không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân .
Khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. »
Người ta cũng nói :
      « Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. »
                     Nhiều lúc muốn làm « tôi , tớ  của nó » cũng khó !
(sức khỏe, bệnh tật):
 « vẻ vang là quá khứ,vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời,địa vị là tạm thời,  
Ngày nay , »Tiền bạc là của con,   » ,nhưng sức khỏe là của mình.
Trong đời tôi , bị ốm đau nhiều , ngày nay tương đối hiểu được lẽ đó , cũng là còn may .
 Phải trông nom cho nó , vì ít gì quí hơn.
                           Nếu không thì bệnh tật :
 Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh….. Tất cả đều là muộn.
 
 Kết luận :

Như vậy , bỏ đi tất cả , cũng là ý nghĩa như thế : người ta sinh ra không có gì , Khi sống thì có cảm tưởng đã « làm   nên được mọi sự «  , nhưng khi chết thì cũng chẳng mang gì đi được hết,
có chăng để lại ít kỷ niệm, it tên tuổi  (tốt hay xấu)  nhưng rồi cũng tan đi như mây khói... 
 Vậy , tất cả chỉ là tương đối mà thôi . Khi tuổi già đã đến , thì thu xếp , lúc đi thì sẵn sàng
_đời không là gì  cả , nhưng : _
không gì qúi bằng cuộc đời
 mỗi người phải trách nhiệm đời mình. Sống thế nào , trước khi chết nên được mãn nguyện,
không luyến tiếc. Được như vậy thì tốt, điều cần là phải chân thật với chính mình , và không nên làm thiệt hại ai.

MAI THẾ ĐỨC 

Câu Chuyện Báo  Thù (truyện ngắn)


 Câu chuyện bắt đầu tại một phòng mạch tầm thường ,một tỉnh nhỏ, một ngày cuối tuần.
Người Bác sĩ trẻ trở nên hăng hái  làm việc :  sau bữa cơm trưa , ông sẽ đưa bà mẹ đi nghỉ tại  bờ biển ,cách tỉnh họ ở  độ 1 giờ xe hơi.
Cô thư ký , ngoài  việc trả lời điện thoại khách hàng , hay định giờ hẹn cho tuần sau , đương ngồi đánh móng tay , thỉnh thoảng  sửa lại  nhan-sắc ,hay phục sức.
Hết việc là cô sẽ đi chơi với người bạn trai.Cô sốt sắng  đón khách đến , tiễn khách đi, với một nụ cười  thương mại.
Phía khách hàng : một bà sang trọng, tuy đến sau nhưng muốn vào trước -chắc là quen biết gia đình bác sĩ, hay cũng vì thói quen không muốn đợi ?- mặc sự phản đối của một  thiếu phụ  khác đi với một em bé đợi  trước.
Duy có một lão già – đến  từ khi  phòng mạch mới mở- là vẫn điềm tĩnh chờ đợi . Có khi còn  nhường cả lượt mình cho bất cứ ai muốn  vào ,lấy cớ là không bận,  nhiều thì giờ.

Thật ra lão rất ít thì giờ : lão đương tính toán lung tung , nghĩ cách nào để có thể giết ông bác sĩ một cách êm thấm và nhanh nhẹn  :

      -         bắn bằng súng lục ? thì  tiếng nổ làm ồn , tuy  có gắn ống diệt/giảm âm mang theo.



-        đâm bằng dao găm ?  máu me lôi thôi : nạn nhân nếu chưa chết thì sẽ hô hoán lên !



-        cách khác là dùng ống gaz đem theo , sịt cho địch thủ ngất đi , ; rồi sẽ ra tay hành động.

 (lão bực mình  là sao bây giờ mới nghĩ ra kế này,  tuy đã  có sửa soạn  kỹ  !)



-        có lẽ chỉ còn cách bóp cổ là tiện . ( hai bàn tay sắt của lão – công phu tập luyện lâu năm !)…Muốn vậy , hắn phải là người khách hàng cuối cùng.

Tại sao  lại có dự định điên rồ như vậy ? Thiếu gì cách lấy tiền của kẻ khác ?

 Ai lại không đâu đi gây án mạng ? Hay nếu có sự gây gỗ gì với người ta  thì đưa nhau đến pháp luật là cùng ?   Chắc lão phải có sư gì uất ức lắm ?



«  Mà sao không tức được ?…»,lão nghiến răng nghĩ tới dĩ vãng , tới hồi xa xưa ….(cả một quãng đời  lão  hiện ra trong đầu  như một phim truyền hình  TV) : hồi     hai người – lão, A và người Bác sĩ B ,  nạn nhân tương lai này của lão-,. Hồi đó còn nhỏ,chưa có oán thù .Những ngày đẹp nhất của đời lão,của hai người : cùng ở chung  phố , cùng học chung  trường… năm tháng có nhau . Hai đứa đối xử ,thân mến như anh em. .Chỉ khác biệt là nhà hắn nghèo ; còn nhà  B thì giầu nhất nhì khu  phố ….
Khi lớn lên , họ cùng  theo đuổi về Y khoa,với hoài bão « giúp ích cho nhân loại. » ( !)

Tuổi trẻ là thế,nhiều thiện chí , một lý tưởng.Cũng không nên ngạc nhiên.

Cuộc sống đương yên lành …Bỗng đâu có biến chuyển.

  La Fontaine nhà thơ ngụ ngôn Pháp, đã nói :

« Deux coqs vivaient en paix ;  une poule survint ! »,

  ( tạm dịch :                         « Hai anh  Gà Trống sống an nhàn »

« Chợt đâu chị Mái bỗng đi ngang ! »…)

Cho nên hãy xem tiếp những biến chuyển dưới đây :

Nàng  C., một  nữ  sinh đẹp,từ đâu xuất hiện.Nàng con nhà giầu, nề nếp, học giỏi 
khá kiêu ngạo.Sự tình cờ khiến 3 người cùng học một khoa ,hợp một  tổ .Những năm
tại đại học, họ đều có bên nhau. Hăng hái học tập , nâng đỡ nhau và dần dần đi đến
chỗ thân thương ,tình ái khó tránh.
Tới đây câu chuyện đã đượm mầu « sự tich Trầu cau » :hai chàng cùng yêu một nàng.
Nhưng kết quả hơi khác : nàng biết lèo lái , lợi dụng cả sự tốt lành của hai tình địch :
tính tình phóng khoáng ,dư dả của B ;  sự cần cù chăm chỉ ,tận tâm  của A.  
 Một  tình sử theo kiểu phim ảnh  Jules và Jim ( Fr. Truffaut) mới mẻ : nàng yêu cả hai chàng.…
         
                 Thế rồi chiến tranh  đến  .Tưới lửa và máu lên đất nước,phân tán  mọi gia đình.
Hoàn cảnh còn trớ trêu đặt mỗi người, A và B , một phía chính trị khác nhau.
Còn cô C  theo gia đình lưu lạc nơi nào,không ai biết. Chỉ biết là trươc khi vội vàng từ gĩa , cô C cho hai chàng biết là cô đã có mang (!) . Với ai ? Chỉ mình cô biết !….

_ »Thưa Bác… ! » , cô thư ký tươi cười mời, kéo  lão  về hiện tại ;

 rồi đẩy lão qua một tấm cửa gỗ , bao bọc thật dầy , ít nghe được tiếng động cả trong lẫn ngoài. Điều này làm lão yên tâm , mạnh dạn  vào phòng bệnh

.Cảm tưởng đầu tiên của lão là sự ngạc nhiên  : người  tiếp   không  phải thằng cha B , kẻ tử thù của lão !

Trước mắt là một  bác sĩ trẻ  , cao lớn ,  dáng điệu một người  mới  hành nghề , nhưng có vẻ đàng hoàng  , đứng đắn .

_ »Uả , không phải là ông B sao ? ! » lão thất vọng kêu lên , thấy dự định của mình đang trôi theo giòng nước ! rồi chua chát nghĩ là có lẽ đây là một đồng nghiệp thay cho B ít ngày ?

         Lão tự trách mình là đã không điều tra kỹ lưỡng !

-Dạ không ,  bác sĩ trẻ trả lời  , ông B không có đây , cháu…thay Ông ta.



_ Thế khi nào ông về ? lão hỏi vậy và đang tìm cách rút lui , tự hứa  là khi khác quay lại tiếp tục công việc  tối tăm này…Nhưng muộn rồi : cô giúp việc , tự dưng đẩy cửa vào để hỏi xem bác sĩ có cần cô nữa không ? (ai cũng biết là cô  đang muốn đi về gặp bạn trai ) .

_ »Thôi được , cô cứ về đi ,  mặc  tôi lo … »  bác sĩ trẻ  trả lời , thông cảm.
Ở đây có hai người đồng ý sung sướng : cô và lão !
_A ra thế ! ( Lửa  giận  bừng lên : thằng B này , không những đã chiếm đoạt người tình của ta , đã làm dĩ vãng của ta thành tro bụi , giờ đây lại an nhàn đi nghỉ ngơi và còn giao phó phòng mạch cho người thay. ! )

._ vậy khi nào ông B về ? Lão nhắc lại ,  nóng nẩy.

  _Dạ , Ba cháu vừa... mất  năm rồi !

Đến đây lão hoàn toàn thất vọng : thế là bao năm đeo đuổi chân trời , góc biển mới tìm được tăm tích của B để cho hắn phải đền những điều đau đớn này hắn đã làm lão khổ sở   (!) .

               Thì giờ đây thằng cha này lại …chết rồi !



Nhưng  thôi, đã chết thì chót  (cũng có thể nói ngược lại) ta sẽ làm cho con cháu nhà nó phải khổ sở , cũng như những đ iều mà hắn đã  đối sử với ta trước đây

Thế là lão liền rút khẩu súng  lục mang theo , rồi chĩa về  phía người B/S trẻ .

Sau lúc sửng sốt , cậu này bình tĩnh hỏi lão : « ... Bác muốn     ? Bác cần tiền thì cháu đưa , đồng bào với nhau , Bác làm gì kỳ vậy ? » (giọng B/S trẻ đã trở nên hững hờ)



 « – không cần lấy tiền!  và…  hãy nghe đây … » (lúc này lão cũng hết lễ phép).



Thế là bằng một giọng thiểu não lão kể cho người B/S trẻ nghe dĩ vãng đời mình …



Nào là ông B là người không tốt (khác với hồi trẻ,bây giờ lão nghĩ thế) , đã chiếm đoạt vợ hắn (điều này cũng sai : cô C đã yêu và lợi dụng cả hai người ) , nào khi chiến tranh đã tố cáo lão ; vì vậy lão phải vào tù (thử hỏi nếu tình thế đổi ngược , lão có để người không cùng chí hứơng với mình yên không ?) ,v…v… và   v…v

Thật ra , chắc độc giả cũng như tôi : ai mà muốn nghe chuyện của người khác, trừ khi thật hấp dẫn . Nhưng ông già này , trong cơn tức giận đã to tiếng  (như là người Việt  thường làm ,  cho là hơn người khác. ) và  moi  ra  tất cả những giận hờn ấp ủ bao nă m ..

Còn người B/S trẻ thì, trước họng súng và thái độ không t chủ được của ông già , đành miễn cưỡng lắng nghe lời nói của lão vang lên trong gian phòng có hệ thống diệt âm kỹ càng này.

Rồi tấn bi-hài-kịch này cũng tới hồi phân giải : người B/S trẻ -nhân lúc lão già đang hăng nói- đã có hành động dại dột tự xích gần đối diện , rồi có ý  định  cướp lấy súng lục.

Nhưng nhanh nhẹn , lão già đã làm chủ được tình hình và trong cơn giận d , lão nổi nóng , tính bóp cò khẩu súng…

Gia khi ấy cánh ca th hai – để giao dịch với tư gia- chợt mở : một bà , tuy có tuổi nhưng   còn nhan sắc, phong cách rất khoan thai, bước vào và dơ tay ngăn lại .

 Trước s ngạc nhiên của hai đàn ông , bà lên tiếng khẩn cấp :

 « Anh A  !Ngng lại ! đừng ...làm vậy ! »

(Nguyên là bà mẹ của người B/S đợi mãi không thấy con mình- đáng lẽ khám xong t lâu, để sa soạn đưa Bà  ra bờ biển như đã nói lúc đầu,bèn đi về phía ca sau phòng mạch.

Ca này không được chuẩn bị diệt âm kỹ càng.Bà nghe tiếng động, tiếng người nói to hơn thường lệ , nên để ý nghe , và sau khi biết rõ tình hình , Bà đã can thiệp đúng lúc….)


Hậu Qủa :

                Đến đây  , nhiều hậu quả khác nhau có thể được bàn tới :



1)    cô thư ký , vì một s tình cờ hay một lý do cần thiết gì , đã quay lại .

 Sau khi biết được tình hình ,trước khi đẩy ca vào phòng , đã báo Công An . Thế là Lão A bị bắt



      2)Lão già đã giết chết người Bác sĩ trẻ , và đã bị đi tù..



      3) Bà C  cho  lão A biết là   B/ s  trẻ chính là con của :-lão A !

 (của lão B , hay  của một người khác thì chỉ riêng Bà biết thôi ! Các phương pháp  chng minh  khoa học cũng có , nhưng ai bắt Bà phải làm ?).  Khi ấy thì phản ng của lão A sẽ ra sao ?



4)    còn nhiều giả thuyết khác nữa nhưng tôi , tác giả , câu chuyện này sẽ thấy thú vị khi được các bạn độc giả bàn đến một kết cuộc khác hay là góp ý kiến thêm.


 Paris 03/2001 - 28/11/2005

  
Tiếng Hát Fado

Nói tới Fado là người ta hình dung ngay tới các sản phẩm đặc biệt , có tính chất bản xứ của Portugal
(Bồ Đào Nha)., như Baccalau (cá Thu phơi khô) hay Porto ,Madère (rượu khai vị mạnh)....

«  Fado » có nghĩa là « Định Mệnh » hay « Số Phận » , bắt nguồn từ xứ Brasil ( Ba Tây).
Tiếng hát tuyệt vọng của những kẻ khốn cùng gốc Phi , bị bán , đầy sang đây.
Trên những thuyền buồm-mang tiếng hát này từ thế-kỷ 18-trở về những bến tầu của tỉnh Lisboa,
Vào những ngõ hẻm của khu Alfama hay Mouraria,xóm dân chài . Tiếng hat mất nhịp điệu thơ dại của Phi Châu ; rồi sau khi hòa với gió , hơi nước ,sương mù , đã trở thành nguồn thơ dân tộc.
Một giả thuyết khác cho là khi quân đội viễn chinh của  Nã Phá Luân III  xâm nhập xứ Bồ Đào Nha (thế kỷ trước) đã khiến Hoàng gia xứ này di tản sang tới Nam-Mỹ Châu…Tiếng hát bắt nguồn từ đây , rồi quay về xứ sở. Fado có sự
        Hùng hồn của gió, từ phương Tây thổi tới hay nhựa sống khô khan của Mặt Troi trên sông ngòi…Fado tồn tại như rêu mọc trên bức tường cũ của  khu phố cổ .

Người ta nói :
«  Hãy tìm lại trong tâm hồn Bạn một niềm đau thương cũ , hay  nhai cho kỹ , nuốt đi với một hớp rượu nho xanh (vinho verde) , như tuổi trẻ của dĩ vãng chôn chặt , và giờ đây đang  đay nghiến Bạn… ».
Đấy , Bạn gần thấy hương vị của Fado rồi đó …Bạn sẽ thấy trên đầu lưỡi niềm hoài vọng ( saudade), nỗi lòng thấm thía, phải trốn ẩn sau khi trở về , hay rộn rã lúc ra đi….Những buổi tối cuối tuần , tại Frei Papinhas , nơi quán rượu bình dân , chỗ mà những người vợ bị ruồng bỏ , ca lên tình đời phụ bạc ; hay các bà mẹ xấu số nói tới nỗi tuyệt vọng khi các con non trẻ đang bị ma túy hành hạ , mang đi.
Fado kêu lên cô độc , giam hãm , đầy đọa của mình … Tựa như trong mấy câu thơ sau này , do chính bà Amélia Rodrigues , một danh ca có giọng hát tuyệt vời , mà cho tới nay it ai thay thế được , trình bầy :

« …trên bến cũ còn lại những con thuyền mệt mỏi,

những mái chèo phơi nắng , lơ đãng , quên cả ra đi… »

(Fado không phải chỉ buồn thảm : nó cũng có thể trở thành niềm vui , những tình thương trìu mến giữa cac khu đông cư chật chội . Nhưng nhưng bài hát vui thì hiếm vì kỹ nghệ đĩa , băng nhựa đã cố tạo ra một không khí thiểu não , đặc biệt , tại cac đô thị lớn xứ này

Nếu như Tây Ba Nha có Flamenco, một vũ điệu vừa khiêu gợi , vừa hùng tráng thì Bồ Đào Nha cũng có tiếng hát này : thiểu não , ướt át và ủ rũ hơn nhiều.Buồn như một câu ca vọng cổ trên vỉa hè Sài Gòn cũ , những ngày mưa , năm xưa.


Các ca sĩ FADO


 

 

X  X


Sự tình cờ nghề nghiệp đưa tôi đến tỉnh Lisboa ( thủ đô xứ BDN) vào những ngày cuối đông năm ấy . Tôi và các bạn đồng nghiệp thường háo hức muốn được nghe nhạc điệu Fado.

Cuối ngày làm việc , ban đêm , nhiều khi tới khuya , chúng tôi thường la cà tới những quán cơm có các nghệ sĩ địa phương trình bầy các bài hát trữ tình…Nhưng nói thật , chúng tôi thất vọng vì nghệ sĩ ở các nơi này phần nhiều trình bầy rất thương mại, it nghệ thuật : tài tử non nớt, không lành nghề, quán ăn đăt ! Có lẽ tại không được chỉ dẫn , có lẽ không muốn làm khách du lịch kiểu Nhật Bản , Đại Hàn,
đi từng đàn , cờ hiệu , máy ảnh nghênh ngang…Vì vậy , chúng tôi vẫn hy vọng được thưởng thức nghệ thuật chân chính, ngoài các đĩa CD mua vội…

Lisboa , mọi khi trời đẹp , hôm nay tự nhiên đổ mưa.
Gió thổi ào ào , đẩy những cơn mưa tới tấp, đập trên những đường phố trải đá trắng ,đen, với hình vẽ đẹp.
Một điều lạ là phố xá không bị ngập nước , tuy hệ thống cống rãnh gần như không có. Chắc là Lisboa được xây dựng trên các đỉnh đồi , có giốc, sẵn sàng chuyển nước ngập chạy cả ra biển , một cách nhanh chóng ?) . Những dân buôn thúng bán mẹt , sổ xố , đánh giầy , hôm nay được dịp đổi nghề : họ đi buôn dù , ô . Chỗ nào cũng thấy ô, dù là ô , dù : đủ mầu , đủ cỡ , đủ giá…
Từng cặp trai gái co ro , dưới chiếc dù mới mua, bước nhanh vội vã, hay lẩn tránh dưới các mái hiên  thiếu bao lơn che trở…
Trên nóc nhà , đàn chim bồ câu , im lặng , ủ rũ , đậu ở những chỗ thừa ra của mái hiên. Không như mọi khi đi kiếm ăn , nhiều khi bay cả vào buồng. Tuy vậy cũng có những cậu chim gật gù , đi quanh các chị chim mái thiểu não. (Loại vật cũng biết lộ tình , ngoài không gian và thời …tiết !)
Lisboa hôm nay rầm rề , rầu rĩ , rũ rợi , …
Những hôm mưa thế này , nếu là lữ khách , vô nhà cửa thì thật buồn : bạn có thể đi lang thang ngoài phố, dưới trời mưa như hôm nay ( !) , đi xem cinéma , với điều kiện được xem một phim hay ( !) hay là ở quán trọ , đọc sách , hoặc viết thư về cho bạn bè , cho gia đình.
Những khi ấy mà được nghe tiếng hát Fado ? Buồn thì có buồn , nhưng giọng ca não nuột sẽ mang lại cảm giác gây gây , nổi cả da gà !
Thì đây , trời cũng chiều người , ước ao mãi rồi cũng được : ngay dưới buồng nơi tôi trọ , bên đường đối diện , một  giọng hát Fado tự nhiên ở đâu nổi lên . Bất ngờ , thích thú !
Người ca là một bà già , dáng điệu tiều tụy , khô héo , trổ tài dưới mái hiên , tránh  cơn mưa sối sả…
Một ông già , với cây đàn Tây Cầm cũ kỹ đệm theo , và nhiều khi cao hứng ,  cũng hát lên cùng.
Nhưng họ trình bầy rất dở : bà già gần như không còn hơi , tiếng vang ( gào ? !) thi to thật , trong đêm mưa, nhưng thật ngắn ngủi…Người bạn đồng hành xấu số  cũng không có gì hấp dẫn hơn : đàn của ông
ta giây rất sai , tiếng lại lèng phèng và những khi hát theo thì thật lệch lạc ( có lẽ đừng làm thì hơn !).
Tình trạng thật bi đát : khách qua đường vội vã , không dừng lại nghe câu ca ít gợi cảm ; hai nghệ nhân già nua , ra sức biểu dương một nghệ phẩm dưới mức trung bình , nhiều khi bị tiếng mưa rơi át hẳn đi.

Thảm cảnh này kéo dài trong đêm khuya , dưới làn mưa rả rích .

Tuy vậy , mỗi khi bà già ngừng hát , ông già ngừng đệm đàn theo ; họ che lấp thời gian bằng băng nhựa do một máy nhạc rẻ tiền phát âm , tôi lại nghe thấy giọng hát tuy xa xưa , cũ kỹ nhưng lại rất hay, đáng được thưởng thức !
Rồi khi mưa tạnh , tôi hiếu kỳ xuống đường , lại gần làm quen với các tài tử già nua này.
Tôi mua giúp họ ít băng nhạc . Tuy chưa có dịp được nghe cái băng này nhưng tôi nhìn không chán mắt cái ảnh ( chụp từ lâu lắm ?) của một đôi trai thanh gái lịch :
-chàng thì vạm vỡ , vui cười
-nàng thì tươi đẹp, hiền hậu , kín đáo như đàn bà xứ này …

Bà cụ nói chính là tấm ảnh của họ , chụp cách đây…45 năm !

Lisboa 02/98






DI DÂN


Không nói đến những người di tản vì bất đồng chính-trị, tôn-giáo,hay lý-do nào khác . 
Cũng không bàn đến những người từ « Thế giới thứ 3 » hay « Thứ tư » ra đi, vì nghèo-khổ ,vì tìm kiếm một lối sống khá hơn ,nhiều bảo-đảm hơn.
Đó là điều dĩ-nhiên, mặc dầu có sự khó chịu hay phản-đối của dân địa phương , nơi họ đổ bộ. Cũng là điều dĩ nhiên.
Ở đây xin nói tới những người đến từ xa xôi : xa lắc xa lơ ,từ các vệ-tinh khác trong Vũ Trụ bao la. 
Họ đến một cách âm thầm . Đến tự lúc nào . Đến nhiều vô kể . Phải để ý lắm mới thấy.... Nhìn xa , họ cũng không khác gì chúng mình mấy :
- dáng vóc tầm thước, cũng nói tiếng địa phương ( thật ra giọng nói hơi lơ lớ , trọ trẹ !)
- cũng dáng đi vội vã, lo lắng, của người hiện đại…Luôn luôn thiếu thời giờ.
Đến gần , ta thấy mầu da họ hơi tai tái , bóng lên là khác .
Mắt hơi xếch (kiểu như một diễn viên Tây phương khi đóng vai người Á đông :
 Marlon Brando trong phim « Tiểu Trà gia » , hay Ingrid Berman khi thủ vai một phụ nữ Tầu trong « Quán ăn đặt tên Hạnh Phúc thứ 6 »…
Gần chúng ta hơn : Bác-sĩ Nô của phim James Bond ; hay Jarod trong « Con Cắc-Kè » ,một phim tràng giang đại hải ở TiVi … Xin tạm ngừng so sánh .
Rồi khi gặp nhau , để làm ám hiệu đặc biệt , Họ se sẽ mỉm cười . Một nụ cười tầm thường , hơi cau có , cho ta thấy chiếc răng nanh nhọn hoắt , trắng toát. Trong khoé mắt họ loé lên tia sáng mà ta chỉ gặp ở những phim hoạt họa cho trẻ em , tượng trưng « người đểu cáng » ,hay « kẻ gian hùng » . Đấy là hình thức bề ngoài. Phần còn lại :
- Họ cũng sinh hoạt thường ngày như chúng mình ; cũng tiêu thụ các thức ăn chế sẵn , dẫn con cháu đi học tai các trường trong khu , quận.
Lớn lên , con họ cũng sẽ thi vào các trường lớn,danh giá.
- Họ cũng như ai : lợi dụng quĩ , đã qua hao hụt , của Cơ Quan Bảo Trợ Xã Hội Ba Lê
Về công việc làm ăn cũng chẳng khác gì mấy :  họ mở quán ăn - tính cách đặc biệt ở Quận 13 , -những hàng ăn nhanh , gần mỗi trạm Xe điện ngầm,
- hay làm ở các xưởng dệt , may quần áo ,
- hoặc buôn bán ở những tiệm bán đồ sang-trọng Đường-Nhà-Hát-lớn hay ở các Đại Lộ danh tiếng. (Không ám chỉ gì ai hết đâu nhé !).
Có thể nói là Họ đã khéo léo , tạo cách sống giữa chúng ta – bước đầu- để rồi từ từ lộ rõ mục đích chính về sau : tiêu-diệt chúng ta , Xâm Lăng Hoàn Cầu.
x
x x

Thế rồi đột nhiên một hôm tình hình thay đổi rất mau :
- tự nhiên , không một lời tuyên chiến , không có dấu hiệu gì công khai, guồng máy chiến tranh bắt đầu lan : lính tráng có tại khắp nơi . Lần này Họ bận nhng binh phục lạ lùng , chưa tng thấy , vượt xa óc tưởng tượng các nhà đạo diễn màn ảnh tên tuổi của Hollywood :
- các thứ chiến xa , xe tăng ,các « đĩa bay » –đúng thế- không biết từ đâu , đã tới t hồi nào ?- có hàng nghìn ,hàng vạn chiếc.Thế giới bị chiếm bất ngờ trong khoảnh khắc.
Các Hệ-thống Đề-phòng Nguyên-t bị giải tỏa , các đường giao thông (trên đất , dưới biển , hay trên không ) của Địa cầu bị cắt đoạn , hoàn toàn bế tắc.
Quân-nhạc được phát thanh trên khắp các làn sóng điện .Đài Truyền Hình chớp toàn nhng hình ảnh « anh-dũng và bảo-vệ nhân dân » của Đoàn- Quân Mới.
Họ yêu cầu dân chúng ngng tất cả các hoạt động , để đợi mệnh lệnh của UBLTTCQSVT (Ủy Ban Lâm Thời Tổ Chc Quân S Vũ Trụ). Mỗi Quốc Gia phải đầu hàng vô điều kiện lập tc.
Nếu t chối : nhng cuộc bắt bớ khổng lồ sẽ diễn ra. Người ta bị bắt , bị giam cầm. bị đối s tàn tệ, ( nhng gì Đội Quân Quốc Xã Đc đã làm không nghĩa lí gì bên cạnh) Họ). Phản kháng vô ích.Một tia sáng loè lên, là kẻ cng đầu tiêu tan trong làn khói…
Nhà ca sụp đổ ầm ỹ khi những pháo đài súng bắn tia laser đã được sử dụng.
S tàn bạo vượt cả thành tích hiển hách của nhng Quân đội- giống người thiện chiến của Hoàn Cầu chúng ta từ trước đến nay. Kinh hoàng ng trị trên Thế gian này.
Ơ vùng hẻo lánh : cac hàng rào giây thép , trại giam , nhà tù ( nhng Goulag vùng băng tuyết chỉ là phong cảnh trang trí rạp hát bên cạnh) mọc ở khắp nơi, lan rộng cả chân trời.
Tại các thành thị , nhng kẻ Xâm Lăng (đúng là họ đấy !) , dồn dân chúng vào các nơi công cộng như : phòng hoà nhạc ,nhà hát , trường học ,sân đá bóng ,v…v , tng gia đình, tng đám . S tảo-tr-cố-ý có hệ thống, tổ chc hẳn hoi. Các chuyện làm ác của người Thổ nhĩ kỳ với thiểu dân Arménie , Trung Hoa với Tây Tạng , dân Serbie với dân Croatie , không quên nhng vụ tiễu tr diễn ra giữa người các châu Âu-Mỹ –Á và nguợc lại trên trái đất này t lâu đời , chỉ là nhng trò trẻ con chơi nếu muốn so sánh !
Tiêu-diệt là lệnh truyền chính thc hôm nay. Tiếng than khoc lên tới tận trời xanh.
Về phần gia đình tôi : bị dồn với các hàng xóm ,bạn bè ( nhng người ít gặp t nhiều năm nay !) vào trong một sân đá bóng rộng mênh mông. Trên nhng đám cỏ cháy rụi , dấu vết của cuộc đấu cuối cùng : Giải Vô-Địch-bóng-tròn-Hoàn-cầu năm nay : rác rưởi , ghế gãy , tàn cháy , máu ( điều mà nhng người ủng hộ đội túc cầu bên này gây cho những người ủng hộ đội túc cầu bên kia,…và ngược lại )… Sau đó chúng tôi bị đưa tới một hầm to lớn ngầm dưới đất , dưới s đe dọa của khí giới cc kỳ tối tân .
Một hiện tượng Địa-Ngục-khổng-lồ ,trong Kinh Phật của tuổi thơ ấu, hiện ra trước mắt : nhng quái-vậ-lạ-lùng ,hiện nguyên hình (bây giờ họ cần gì phải cải trang ?!) đi đi lại lại, chăm chú nhóm la dưới nhng vạc dầu cao ngất dng lên. Họ vt vào đó nhng đàn ông ,đàn bà , cả trẻ con na. Khói lên um tùm , mùi thịt cháy khét lẹt , buồn nôn ma ; lời kêu van ầm ỹ . Điều lạ : có cả nhng tiếng cười ?(của bọn sinh-vật này , dĩ nhiên !)
Chính tôi thấy tất cả người quen thuộc bị vt vào dầu nóng . Đám đông than khóc, la hét gia điều hoan lạc của đoàn quân viễn chinh. Chúng tôi thấp thỏm chờ đợi số phận sắp đến của mình.
Nhưng s kỳ-diệu may mắn ,có khi cũng sẩy ra , ngay cạnh cái chết không tránh được :
Đêm đến ,chuyện canh gác cũng trở lên lỏng lẻo. Nhng « động vật » ấy đi ăn ( họ ăn gì nhỉ ?). Lợi dụng s bất ý của một lính-vệ-tinh ( mắt lồi to và bọt sủi ở mép) và nhờ bóng đêm , tôi nấp được sau một cánh cửa ; rồi dưới một bc tường đổ …Tôi có ý định trốn…
Ấnh đèn đỏ nhấp nháy của một lối ra phụ , mọi khi dành cho cu cha khẩn cấp , như thúc dục : « chạy đi thôi, lúc này đây ! »… Tôi liều ẩn dưới các hàng ghế , vượt qua cái bãi rộng (đi mãi không hết !) . May đêm nay không có trăng , mà các đèn đã tắt hết , tôi ra sức chạy chối chêt , không dám ngng …Và tìm được lối ra…Tôi có một mình .
Sau tôi là tất cả nhng thân thuộc , là dĩ vãng , là lẽ sống sắp tàn…
Ra đến ngoài phố : yên tĩnh (!) Phải chăng tại giờ thiết quân luật ? Ít người đi lại .
Ánh đèn leo lét…Tôi đi về phía con sông –chảy qua Thành phố- Tôi dúi vào gậm cầu ; lăn ra ngủ , đuối quá !
Thành phố có vẻ bình yên khi tôi tỉnh dậy…Tiếng chim hót dưới mấy tia nắng chói lọi của Mặt Trời….Tôi đâm ra bạo dạn rời chỗ ẩn ,đi lang thang bên bờ sông .
Vui mng được hưởng nhng giây phút t do (!) . Mà có được t do không ? Nhng s đã sẩy ra có thật không ? Hay là hôm qua quá ăn uống say sưa ; rồi quên đường về nhà ?
Rồi ngủ bậy bạ, vật vờ dưới gậm cầu? Tâm thần tôi có nhiều cảm giác khó tả.
Cũng liều ,tôi hoà mình vào đám đông.
Trẻ con chạy nhảy , đuổi bắt nhau , huyên náo . Cặp nhân tình trẻ âu yấm ,dắt tay đi.
Các người có tuổi nói chuyện bình thản trên vỉa hè .
Người lái xe chủi bới người đi bộ (có khi ngược lại).
Có lẽ đúng : đây chỉ là một cơn ác mộng chăng ? Nhưng có điều này lạ : là khi tôi đi cạnh , rồi vượt người va gặp ,tôi thường quay lại nhiều lần để khẳng định xem cảm tưởng đó có đúng không ?)
Bỗng nhiên da tôi nổi gai gà , tự nhiên mình run lên cầm cập , tim tôi muốn ngng đập: có cái gì không ổn rồi : nhng người này, hình như dã gặp ở dâu , gần đây … ?
Ở xa , Họ coi dáng vóc tầm thước , cách đi vội vã của người hiện đại .
Đến gần , mầu da họ hơi tai tái , bóng lên là khác .
Mắt hơi xếch (tuy Họ nhìn tôi một vẻ hờ hng !). Rồi khi gặp nhau ,
dể làm dấu hiệu dặc biệt , Họ se sẽ mỉm cười .
Một nụ cười tầm thường , hơi cau có , cho ta thấy răng nanh nhọn và trắng.
Trong khoé mắt họ loè lên một tia sáng mà chỉ gặp ở nhng phim hoạt họa cho trẻ em , tượng trưng cho người đu cáng, hay kẻ gian hùng...
Mai Thế Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét